Nội dung của kiểmsoát việc thựchiện quyền hànhpháp của Chính phủ

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 33 - 35)

nghiêm trọng hơn là làm giảm niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý Nhà nước của Chính phủ. Vì vậy, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ nếu được thực hiện một cách thường xuyên, quyết liệt từ phía các cơ quan nhà nước khác và xã hội với sự đa dạng về hình thức kiểm soát như: thanh tra, kiểm tra, giám sát, tài phán, phản biện xã hội…sẽ góp phần phát hiện, đấu tranh kịp thời với các biểu hiện vi phạm pháp luật và tội phạm tham nhũng ở các cơ quan hành pháp cũng như trong các cơ quan nhà nước.

Thực tế cho thấy, bất kỳ sự tiến bộ nào trong việc chống tham nhũng đều phải xuất phát từ một liên minh rộng rãi của ba bộ phận quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp), xã hội dân sự, truyền thông báo chí và Nhân dân, các nhóm cộng đồng. Với sự giám sát tích cực từ phía Nhân dân, các phương tiện truyền thông, báo chí nhiều vụ việc tham nhũng trong bộ phận quyền hành pháp đã được phát hiện, tố cáo nhờ đó mà các vi phạm và tội phạm tham nhũng được đưa ra trước pháp luật, Toà án thụ lý và xét xử, Quốc hội cũng đã hoàn thiện các luật liên quan, xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm phòng và chống loại tội phạm này. Trong việc phòng chống tham nhũng của Chính phủ thì kiểm soát của Nhà nước và kiểm soát của xã hội vừa đóng vai trò trực tiếp, vừa đóng vai trò gián tiếp trong việc giám sát, phát hiện, kiến nghị, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật của các cá nhân được giao quyền. Nhờ đó mà ngăn chặn sự lạm quyền của Chính phủ, góp phần làm trong sạch, vững mạnh bộ máy hành pháp, bảo đảm hiệu lực hiệu quả hoạt động của Chính phủ đồng thời phát huy dân chủ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

Thứ ba, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Trong nền dân chủ XHCN, quyền làm chủ của Nhân dân là một dạng quyền lực đặc biệt, là một nguyên tắc thiêng liêng, bất khả xâm phạm trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tuy nhiên Nhân dân đã uỷ quyền việc thực hiện quyền lực cho các cơ quan nhà nước và các cơ quan nhà nước được Nhân dân uỷ quyền trong quá trình tổ chức, hoạt động phải lấy việc phục vụ Nhân dân, bảo đảm lợi ích của Nhân dân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và xã hội làm mục đích tối cao của mình.

Trong các cơ quan nhà nước được uỷ quyền, quyền hành pháp do Chính phủ đảm trách giữ vai trò quan trọng, quyết định trong việc bảo đảm mục đích hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước là vì Nhân dân, phụng sự cho lợi ích của Nhân dân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Ở Việt Nam, việc Hiến pháp 2013 qui định “Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp…” (Điều

94) cho thấy hoạt động của Chính phủ có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc đảm bảo, thúc đẩy và phát triển quyền con người, quyền công dân; đồng thời việc Hiến pháp quy định trực tiếp nhiệm vụ hiến định của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân (Khoản 6 Điều 96) đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Chính phủ trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, Chính phủ - trong giới hạn phạm vi hoạt động của mình - cần tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để đảm bảo cá nhân, công dân, các tổ chức của công dân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của họ đã được pháp luật ghi nhận. Đồng thời, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, đòi hỏi Chính phủ trong quá trình thực hiện quyền hành pháp cần xác định các biện pháp pháp lý, các biện pháp tổ chức, cơ chế để bảo vệ quyền con người, quyền công dân khi bị xâm phạm từ phía cơ quan công quyền, hay từ phía chủ thể khác nhằm khôi phục các quyền đã bị xâm phạm.

Tuy nhiên, với những ưu thế của mình, Chính phủ trong quá trình thực hiện quyền hành pháp thường có xu hướng vi phạm những cam kết, những phạm vi quyền hạn mà Nhân dân đã uỷ quyền. Nếu sự vi phạm này xảy ra có nghĩa là lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân không được tôn trọng, đã bị cơ quan thực hiện quyền hành pháp xâm phạm. Vì vậy, để kiểm tra Chính phủ trong quá trình thực hiện quyền hành pháp có thực hiện đúng những điều mà Nhân dân đã uỷ nhiệm, giao phó hay không thì người dân phải trực tiếp hoặc gián tiếp tăng cường sự kiểm soát của mình đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Để bảo đảm sự kiểm soát bộ phận quyền này được hiệu quả, thì cần phải huy động sức mạnh tổng lực của liên minh giữa các chủ thể là Nhà nước, xã hội dân sự, truyền thông báo chí và Nhân dân. Đặc biệt, việc Nhân dân và cả Nhà nước huy động mọi công cụ, phương tiện để tham gia có hiệu quả trong việc kiểm soát hoạt động hoạch định chính sách, điều hành chính sách quốc gia của Chính phủ có ý nghĩa quan trọng trong việc buộc Chính phủ trong quá trình thực hiện quyền hành pháp phải tuân thủ phạm vi, giới hạn mà Nhân dân thông qua Hiến pháp và các luật đã uỷ quyền; ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, lạm quyền, lộng quyền, lợi ích nhóm, lợi dụng quyền lực của các cơ quan hay cá nhân được trao quyền; bảo đảm Chính phủ thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình; bảo đảm tính ổn định, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ nói riêng và hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước nói chung; nhờ đó mà quyền làm chủ của Nhân dân, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội được đảm bảo.

2.3. Nội dung của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chínhphủ phủ

Vấn đề kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ đã được

các nhà tư tưởng đặt ra từ rất sớm, thể hiện qua việc lý thuyết về giới hạn quyền lực nhà nước đã được thiết lập từ thời cổ đại thông qua các tác phẩm “ThePolitics” (Nền chính trị) hay “A Treatise on Government” (Luận về chính quyền) của Aristote, “Two Treatises of Government” (Hai chuyên luận về chính quyền) của John Locke, “The Spirit of the Laws” (Tinh thần pháp luật) của Montesquieu, “Du contrat social” (Bàn về khế ước xã hội) của Rousseau Jean Jacques…. Khi bàn về tổ chức bộ máy nhà nước, các học giả nêu trên đều cho rằng: trong thể chế chính trị tự do cần có sự phân chia quyền lực để kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các bộ phận quyền lực nhà nước; theo đó quyền lực nhà nước được phân tách

thành ba bộ phận quyền là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; cả ba bộ phận quyền lực nhà nước này đều do Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước thông qua khế ước và cả quyền lực nhà nước nói chung cũng như từng loại quyền lực nhà nước (đặc biệt là quyền hành pháp) đều phải bị hạn chế hoặc giới hạn bởi chính những điều khoản của khế ước đó. Đặc biệt, Montesquieu khẳng định rằng việc áp dụng cơ chế “phân chia quyền lực”, “dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực” trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là có khả năng chống được sự lạm quyền. Bởi lẽ, với việc qui định quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, do những chủ thể khác nhau thực hiện, hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế và đối trọng lẫn nhau sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán của bất kỳ bộ phận quyền nào, từ đó bảo đảm quyền tự do cho công dân.

Các quốc gia dân chủ hiện đại, tuỳ thuộc vào bản chất, hình thức Nhà nước mà có sự vận dụng, tiếp thu ở những mức độ khác nhau nguyên tắc “phân chia quyền lực” của Monstesquieu trong tổ chức bộ máy nhà nước của mình. Điểm chung giữa các quốc gia này là đều tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thông qua ba bộ phận quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Trong đó, nếu quyền lập pháp là quyền làm ra luật, quyền đại diện cho Nhân dân thể hiện ý chí của Nhân dân; quyền tư pháp là quyền xét xử những hành vi vi phạm pháp luật và phân xử tranh chấp pháp luật để bảo vệ luật, thực thi công lý thì quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia bằng việc thi hành luật. Nếu quyền lập pháp thuộc về Quốc hội (Nghị viện), quyền tư pháp được giao cho Toà án thì quyền hành pháp do Chính phủ đảm trách. Phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp ở các nước là khác nhau; nhưng nhìn chung quyền hành pháp của Chính phủ thường được xác định với hai bộ phận cấu thành cơ bản là quyền hoạch định chính sách và quyền điều hành chính sách quốc gia. Vì vậy, nội dung kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ chính là kiểm soát hoạt động hoạch định chính sách và điều hành chính sách quốc gia của Chính phủ.

Quyền hoạch định chính sách thể hiện rõ nét nhất ở quyền đề xuất, xây dựng chính sách, trình dự án luật để Quốc hội phê chuẩn, thông qua. Quyền điều hành chính sách bao gồm ba quyền cơ bản là tổ chức nhân sự, điều khiển chính sách (hoạt động quan trọng nhất trong điều khiển chính sách là lập quy) và giámsát chính sách (Chính phủ phát hiện có vi phạm pháp luật thì Chính phủ có quyền xử lý hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý).

Hiện nay, các quốc gia đều giao quyền hành pháp cho Chính phủ đảm trách, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp của mình qua các hoạt động chủ yếu là: (i) đề xuất chính sách và dự thảo luật để Quốc hội thông qua; ban hành các kế hoạch, chính sách cụ thể và văn bản dưới luật để các cơ quan hành chính nhà nước thực thi các chủ trương, chính sách và luật đã được Quốc hội thông qua; (ii) tổ chức thi hành chính sách, pháp luật thông qua việc chỉ đạo vĩ mô, hướng dẫn, điều hành và giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách, chủ trương; thiết lập trật tự công (trật tự hành chính) trên cơ sở các quy định của luật (lập quy); phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc/và yêu cầu tòa án xét xử theo trình tự, thủ tục tư pháp [36, tr.18].

Ở Việt Nam, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp thông qua các thẩm quyền hiến định được qui định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 6, Khoản 7 Điều 96 và Điều 100 Hiến pháp 2013, bao gồm: Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, UBTVQH quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn qui định tại Điều 96 Hiến pháp 2013; trình dự án luật, dự án ngân sách Nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH (Khoản 2 Điều 96); điều hành chính sách, pháp luật, quản lý thống nhất các lĩnh vực của đời sống xã hội (Khoản 3 Điều 96); bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự an toàn xã hội (Khoản 6 Điều 96); tổ chức đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo uỷ quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ Điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn qui định tại Khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài (Khoản 7 Điều 96); đồng thời Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện quyền lập quy độc lập trong việc “quyết định chính sách theo thẩm quyền” (Khoản 2 Điều 96) và “ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo qui định của luật” (Điều 100) [75, tr.49].

Từ sự phân tích các hoạt động cơ bản cấu thành quyền hành pháp, nội dung thực hiện quyền hành pháp có thể nhận thấy rằng kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ chính là việc các chủ thể kiểm soát chủ động tập trung năng lực, phương tiện của mình để kiểm soát việc thực hiện các hoạt động nêu trên của Chính phủ, bảo đảm Chính phủ khi thực hiện quyền hành pháp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không lạm quyền, lộng quyền, xâm hại đến lợi ích của Nhân dân. Khái quát lại, kiểm soát hoạt động thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam tập trung trên hai phương diện sau:

Một là, kiểm soát hoạt động hoạch định chính sách quốc gia. Hoạt động kiểm soát này tập trung vào các khía cạnh: - Kiểm soát việc Chính phủ đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, UBTVQH quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn qui định tại Điều 96 Hiến pháp 2013.

- Kiểm soát việc Chính phủ trình dự án luật, dự án ngân sách Nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH.

- Kiểm soát việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo qui định của luật

Việc kiểm soát này nhằm bảo đảm quá trình hoạch định chính sách, Chính phủ tuân thủ những qui trình, thủ tục qui định trong Hiến pháp và các văn bản luật, không xâm phạm sang phạm vi thẩm quyền của bộ phận quyền khác; ngăn chặn lợi ích nhóm trong hoạch định chính sách, pháp luật; ngăn chặn tham nhũng chính sách; bảo đảm tính hiệu quả trong quá trình hoạch định chính sách. Ở Việt Nam, Hiến pháp hiện hành đã đặt ra các qui định nhằm kiểm soát phạm vi hoạt động của Chính phủ trong hoạt động hoạch định chính sách, cụ thể là Hiến pháp đã giới hạn rõ tại Khoản 2 Điều 96 của Hiến pháp 2013 những vấn đề Chính phủ có thẩm quyền đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quyết định hoặc những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định chính sách của Chính phủ, không xâm phạm sang những vấn đề được qui định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 14 Điều 70 của Hiến pháp 2013 thuộc thẩm quyền quyết định chính sách của Quốc hội; xác định ranh giới giữa quyền lập pháp và lập quy bảo đảm hoạt động lập quy không lấn sang hoạt động lập pháp.

Hai là, kiểm soát hoạt động điều hành chính sách quốc gia. Hoạt động kiểm soát này tập trung vào các khía cạnh:

- Kiểm soát việc Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của UBTVQH, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.

- Kiểm soát việc Chính phủ điều hành chính sách, pháp luật, quản lý thống nhất các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Kiểm soát việc Chính phủ bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

- Kiểm soát việc Chính phủ tổ chức đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo uỷ quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ Điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn qui định tại Khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Việc kiểm soát này nhằm ngăn chặn, loại bỏ những chính sách, quy định, quyết định, hoạt động của Chính phủ (và các thành viên Chính phủ) trái với Hiến pháp và các luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhân dân; các chính sách, quy định, quyết định không phù hợp với thực tiễn, không có tính khả thi cũngphải được xem xét để điều chỉnh, sửa đổi hoặc huỷ bỏ. Đồng thời việc kiểm soát này bảo đảm Chính phủ trong quá trình thực hiện quyền hành pháp hoạt động đúng qui định của Hiến pháp và pháp luật từ đó bảo đảm quyền hành pháp được sử dụng đúng mục đích và thực hiện hiệu quả; ngăn ngừa nguy cơ lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền của Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp; bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w