Thực trạng kiểmsoát của Toà án nhân dân đối vớiviệc thựchiện quyền hànhpháp của Chínhphủ

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 62 - 65)

- Một số vấn đề liênquan đến hoạtđộng giámsát chuyên đề chưađược qui định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật,

3.2.3. Thực trạng kiểmsoát của Toà án nhân dân đối vớiviệc thựchiện quyền hànhpháp của Chínhphủ

3.2.3.1. Hoạt động xét xử các vụ án hình sự về những hành vi phạm tội được quy định tại Chương XXIII (Các tội phạm về chức vụ) của Bộ luật Hình sự

a) Những kết quả đạt được

Nhận thức được nguy cơ của các tội phạm tham nhũng đối với sự ổn định phát triển của đất nước, xã hội nên việc xét xử các vụ án tham nhũng luôn được Toà án các cấp quan tâm. Trong năm 2018, các Tòa án đã xét xử sơ thẩm 256 vụ với 602 bị cáo phạm các tội tham nhũng, so với năm 2017, số bị cáo bị xét xử các tội về tham nhũng tăng 186 bị cáo. Ngoài ra, các Tòa án cũng đã trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung đối với 118 vụ phạm tội về tham nhũng (94% trường hợp được Viện kiểm sát chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung); 18 vụ phạm tội về chức vụ (100 % các trường hợp được Viện kiểm sát chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung). Trong số 602 bị cáo phạm tội tham nhũng đã xét xử, các Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tù chung thân và tử hình đối với 11 bị cáo; xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 34 bị cáo; tù từ trên 7 năm đến 15 năm đối với 70 bị cáo; tù từ 3 năm đến 7 năm đối với 132 bị cáo; tù từ 3 năm trở xuống đối với 218 bị cáo; còn lại là các hình phạt khác. Các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước, đồng thời cũng chú ý áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo việc thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị các bị cáo chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độhành vi phạm tội, đúng quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay [88, tr.3].

Thời gian qua, việc các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm được giải quyết kịp thời, nghiêm minh (xem phụ lục 5) một mặt thể hiện rõ sự quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống tham nhũng; mặt khác đã có tác dụng trừng trị, răn đe, góp phần ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền hành pháp của cán bộ, công chức ngành hành pháp. Quan trọng hơn, từ kết quả của việc xét xử các vụ án tham nhũng này, Chính phủ, TTCP, các Bộ trưởng có thể phát hiện ra những sai sót về chính sách, về cách thức tổ chức điều hành liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình, để từ đó có những giải pháp khắc phục trong quá trình thực hiện quyền hành pháp để không làm phát sinh các tranh chấp pháp luật và vi phạm pháp luật. Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV đến tháng 1 năm 2019, Chính phủ đã ban hành 511 Nghị định, 413 Nghị quyết, 160 Quyết định giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng [161].

b) Những hạn chế, tồn tại

- Tình trạng tham nhũng và các hành vi phạm tội liên quan đến chức vụ khác diễn ra ngày càng phổ biến, gây ra nhiều nguy cơ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nhưng số lượng án tham nhũng được đưa ra Toà án xét xử vẫn

không nhiều. Dù đã được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ phía Đảng, Nhà nước, sự giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nhưng trong năm 2018, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã mới đưa ra xét xử sơ thẩm 23 vụ/304 vụ.

- Chất lượng và tiến độ giải quyết các vụ án tham nhũng còn chưa được như mong đợi: tiến độ xét xử nhiều vụ án còn chậm so với yêu cầu, nhiều vụ án quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do lỗi chủ quan của Tòa án; nhiều bản án tuyên không rõ ràng, một số bản án, quyết định sai sót về số liệu, thông tin người tham gia tố tụng nên phải đính chính, giải thích.

c) Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

- Nhiều vụ án, vụ việc về tội phạm kinh tế có khối lượng hồ sơ lớn, việc thu thập tài liệu, chứng cứ kéo dài, vực kinh tế có rất nhiều văn bản điều chỉnh; do đó dẫn đến hiện vẫn tồn tại tình trạng nhiều vụ án, vụ việc kiểm tra, xác minh điều tra kéo dài, không triệt để, quan điểm đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, diện đối tượng xử lý còn nhiều ý kiến khác nhau, nên các vụ án đều chia ra các giai đoạn để giải quyết từng phần, nhiều vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung … nên đã ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng giải quyết các vụ án tham nhũng.

- Số lượng các loại vụ việc mà các Toà án phải thụ lý, giải quyết tiếp tục có xu hướng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp; trong khi đó, những điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Tòa án chưa được bổ sung kịp thời.

- Lãnh đạo một số Tòa án chưa thực sự chủ động trong triển khai các nhiệm vụ công tác; Một số Thẩm phán, công chức Toà án hạn chế về năng lực, trình độ; ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa nghiêm nên hiệu quả công tác chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

3.2.3.2. Việc giải quyết các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án (trực tiếp là Tòa hành chính)

a) Những kết quả đạt được

Thời gian qua công tác giải quyết các vụ án hành chính đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể là đã giảm số vụ án quá thời hạn giải quyết (tính đến ngày 30/11/2018 chỉ còn 02 vụ án hành chính để quá hạn luật định); việc tổ chức đối thoại giữa người khởi kiện và người bị kiện được chú trọng, thực hiện tốt nên các bên đã thống nhất cách thức giải quyết và người khởi kiện đã rút đơn khởi kiện; thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng hồ sơ vụ án, thu thập đầy đủ chứng cứ cần thiết nhằm đảm bảo giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật. Trong năm 2018, TAND các cấp đã thụ lý 10.506 vụ án hành chính, tăng 1.195 vụ so với cùng kỳ năm 2017; đã giải quyết, xét xử được 6.575 vụ, tăng 1.657 vụ so với năm 2017 (đạt tỷ lệ 62,58%). Trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 7.880 vụ, đã giải quyết, xét xử 4.853 vụ; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 2.517 vụ, đã giải quyết, xét xử 1.635 vụ và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 109 vụ, đã giải quyết, xét xử 87 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 4,43%, giảm 0,21% (do nguyên nhân chủ quan 3,27%, và do nguyên nhân khách quan 1,16%); bị sửa là 3,94%, tăng 0,12% so với cùng kỳ năm 2017 (do nguyên nhân chủ quan 3,34% và do nguyên nhân khách quan là 0,6%). TAND các cấp đã giải thích, đính chính hoặc kháng nghị đối với 07 bản án do tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án [88, tr.6]. Minh chứng cho vai trò của Toà án trong việc kiểm soát quyền hành pháp của Chính phủ thông qua hình thức xét xử các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước, có thể kể ra vụ án điển hình, được dư luận quan tâm thời gian qua là vụ ông Hoàng Xuân Quế (Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (Phạm Vũ Luận) với lý do thu hồi bằng tiến sĩ của mình không đúng quy định ra TAND TP Hà Nội. Kết quả xét xử, theo bản án sơ thẩm số 197/2018/HCTS ngày 14-12-2018 của TAND Thành phố Hà Nội, tòa cho rằng việc Bộ GD&ĐT ra Quyết định 4674 ngày 11-10-2013 thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là trái quy định của pháp luật. Do đó, tuyên hủy Quyết định 4674 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thu hồi bằng tiến sĩ ngành kinh tế của ông Hoàng Xuân Quế; kiến nghị Bộ này cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Quế [176]. Không đồng ý với kết quả xét xử của TAND Thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo ra kháng cáo quá thời hạn bản án sơ thẩm số 197 của TAND TP Hà Nội tuyên ngày 14-12-2018. Ngày 4-4, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên họp xem xét kháng cáo quá thời hạn bản án sơ thẩm số 197 của TAND TP Hà Nội tuyên ngày 14-12-2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Kết thúc phiên họp, Tòa án quyết định không chấp nhận việckháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Như vậy, Bản án sơ thẩm số 197/2018/HCTS ngày 14-12-2018 của TAND Thành phố Hà Nội có hiệu lực pháp luật ngay [177].

Qua vụ việc này cho thấy, Toà án thật sự độc lập và có thể ra các bản án “chống lại” các Quyết định hành chính của các chủ thể có thẩm quyền (trong trường hợp này là Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo). Toà án - với tư cách thiết chế độc lập, được trao quyền xét xử lại sự đúng sai của chính các cơ quan nhà nước (Chính phủ, các Bộ), thật sự là một cơ chế hữu hiệu kiểm soát quyền lực của cơ quan hành pháp, là cửa ải cuối cùng của sự hạn chế, kiểm soát quyền lực hành pháp của Chính phủ.

b) Những hạn chế, tồn tại

Sau hơn 20 năm thành lập kể từ năm 1996, cơ quan tài phán hành chính đã thể hiện rõ vai trò của mình thông qua thẩm quyền phán quyết các loại việc cụ thể, tuy nhiên việc giải quyết các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án (Toà Hành chính) vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, dẫn đến hiệu quả kiểm soát của Toà án thông qua hình thức này chưa cao, cụ thể là:

- Thời gian giải quyết vụ án hành chính bị kéo dài, nên tỷ lệ giải quyết loại án của Toà án chưa cao. Điển hình là vụ án ông Hoàng Xuân Quế (Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) khởi kiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với lý do thu hồi bằng tiến sĩ của mình không đúng quy định. Đây là vụ kiện đã được TAND Thành phố Hà Nội thụ lý và giải quyết trong suốt thời gian dài; trong quá trình xét xử tòa từng nhiều lần tạm dừng, tạm đình chỉ để làm rõ các tình tiết liên quan. Tính từ thời gian Ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện vụ án từ tháng 11 năm 2013 cho đến ngày 14 tháng 12 năm 2018 khi TAND thành phố Hà Nội ra bản án sơ thẩm số 197/2018/HCTS tuyên việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định trên là trái pháp luật, thì tổng cộng mất hơn 5 năm, chưa kể sau bản án sơ thẩm được tuyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo còn tiếp tục kháng cáo quá hạn và kết quả của viêc xem xét kháng cáo quá thời hạn chỉ mới được TAND cấp cao tại Hà Nội ra quyết định vào ngày 4 tháng 4 năm 2019.

- Hoạt động giải quyết các khiếu kiện hành chính chưa đảm bảo các yêu cầu của chương trình, kế hoạch công tác xét xử, án tồn đọng còn chiếm tỷ lệ lớn. Thực tế giải quyết vụ án hành chính của Toà hành chính nước ta số lượng án tồn đọng luôn chiếm tỷ lệ cao. Điển hình là, năm 2012, các Tòa án nhân dân đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm 4.742 vụ trong tổng số 6.177 vụ (đạt 76,76%) nghĩa là còn 23.24% vụ chưa được giải quyết; Năm 2013, các Tòa án nhân dân đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm 6.430 vụ việc trong tổng số 7.738 vụ, đạt 83,09% nghĩa là còn 16.91% vụ chưa được giải quyết; Năm 2014 (tính đến 30-9-2014), các Tòa án nhân dân đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 6.244 vụ trong tổng số 7.317 vụ, đạt 85,3%, nghĩa là còn 14.7% vụ chưa được giải quyết [87]; đặc biệt năm 2018, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 10.506 vụ án hành chính nhưng mới giải quyết, xét xử được 6.575 vụ (đạt tỷ lệ 62,58%), nghĩa là vẫn còn tồn đọng hơn 37.42% vụ chưađược giải quyết. Trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 7.880 vụ, đã giải quyết, xét xử 4.853 vụ, vẫn còn 3.027 vụ chưa giải quyết; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 2.517 vụ, đã giải quyết, xét xử 1.635 vụ, còn 882 vụ chưa giải quyết và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 109 vụ, đã giải quyết, xét xử 87 vụ %) [88, tr.6].

- Chất lượng xét xử chưa cao, còn nhiều sai lầm trong xét xử, việc đánh giá chứng cứ và ra các phán quyết còn phiến diện. Điều này thể hiện qua tỷ lệ các bán án bị huỷ, bị sửa qua các năm tương đối nhiều. Điển hình là trong năm 2012, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 3,5% (do nguyên nhân chủ quan 3% và do nguyên nhân khách quan 0,5%); bị sửa là 3,1% (do nguyên nhân chủ quan 2,7% và do nguyên nhân khách quan 0,4%); Năm 2013, tỉ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 3,4% (do nguyên nhân chủ quan 2,8% và do nguyên nhân khách quan 0,6%); bị sửa là 4,2% (do nguyên nhân chủ quan 3% và do nguyên nhân khách quan 1,2%); Năm 2014 (tính đến 30-9-2014), trong đó tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 4,64% (do nguyên nhân chủ quan 3,77% và do nguyên nhân khách quan 0,87%); bị sửa là 4,3% (do nguyên nhân chủ quan 3,4% và do nguyên nhân khách quan 0,9%) [87]; Năm 2018, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy trong năm 2018 là 4,43%, dù có giảm 0,21% so với năm 2017 nhưng vẫn ở mức đáng quan ngại; tỷ lệ án bị sửa là 3,94%, tăng 0,12% so với cùng kỳ năm 2017 (do nguyên nhân chủ quan 3,34% và do nguyên nhân khách quan là 0,6%) [88, tr.6].

- Hoạt động tài phán hành chính nhìn chung còn mang tính thụ động. Ở nước ta, kiểm soát của tòa hành chính đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có tranh chấp hành chính, trong lĩnh vực quản lý hành chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan, công chức Nhà nước và khi có khiếu kiện của người dân. Vì vậy, nếu không có khiếu kiện của công dân, tổ chức thì không thể hình thành hoạt động kiểm soát này. Ngoài ra sự kiểm soát của Tòa án đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ thông qua việc thực hiện chức năng xét xử trong các vụ việc hình sự, dân sự, hành chính thực hiện quyền “kiến nghị” (kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản pháp luật trái với Hiến pháp và pháp luật; kiến nghị cơ quan hữu quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp cần thiết sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó) lại mang tính chất thụ động, hiệu quả hoạt động này phụ thuộc vào sự tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm của cơ quan nhận được kiến nghị. Điều này đã làm giảm hiệu quả hoạt động giám sát.

- Đối với hoạt động kiểm soát VBQPPL của Chính phủ, TTCP, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Toà án được pháp luật trao quyền kiểm soát của Toà án đối với VBQPPL của Chính phủ, TTCP, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ dù chỉ với giới hạn rất hạn chế là “kiến nghị” chủ thể có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ VBQPPL của Chính phủ. Nhưng trên thực tế, hình thức kiểm soát này của Toà án chưa từng được thực hiện, thẩm quyền kiến nghị thuộc về Chánh án TAND Tối cao (Khoản 3 Điều 112 Luật Tố tụng hành chính 2015) nhưng Chánh án TAND tối cao chưa từng đưa ra kiến nghị nào liênquan đến vấn đề này. Đây chính là khâu yếu nhất của Toà án trong kiểm soát hoạt động lập quy của Chính phủ.

- Việc thi hành bản án của Toà hành chính trong một số trường hợp chưa được đảm bảo, phán quyết của toà án chỉ mang tính hình thức. Nhiều bản án Toà hành chính tuyên huỷ quyết định hành chính sai trái của cơ quan hành chính Nhà nước nhưng phía cơ quan hành chính Nhà nước không thực thi phán quyết của Toà. Điều này đã làm giảm vị trí, vai trò của Toà án trong hệ thống cơ quan nhà nước đồng thời làm tăng sự hoài nghi của người dân về khả năng, sức mạnh của Toà án trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w