Đặc điểm của kiểmsoát việc thựchiện quyền hànhpháp của Chínhphủ

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 30 - 32)

Nội hàm của khái niệm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ cho thấy hoạt động kiểm soát này có những đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là trọng tâm của kiểm soát quyền lực nhà nước. Như đã phân tích ở trên, trong ba bộ phận quyền lực của Nhà nước thì bộ phận quyền hành pháp có vị trí và vai trò quan trọng, đây là bộ phận quyền vừa tham gia hoạch định chính sách quốc gia, vừa huy động mọi nguồn lực để điều hành, quản lý các công việc hàng ngày của Nhà nước. Thẩm quyền được giao và tính chất công việc đòi hỏi bộ phận quyền hành pháp phải nhanh nhạy, chủ động, sáng tạo trong việc đánh giá tình hình, sự vận động của xã hội để đề xuất các chính sách phù hợp với đất nước không chỉ hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, đây là bộ phận quyền quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước đồng thời cũng là bộ phận quyền chịu trách nhiệm chính trong việc bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó, do hoạt động của Chính phủ khi thực hiện quyền hành pháp trực tiếp đụng chạm đến mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, các lợi ích thiết thân của người dân nên quyền hành pháp có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân. Bộ phận quyền hành pháp lại nắm trong tay tài sản, tiền tài, nhân lực quốc gia nên khả năng xuất hiện các “mặt trái”, các tệ nạn do “thahoá quyền lực” gây ra mà vi phạm đến lợi ích của Nhân dân diễn ra phổ biến nhất ở bộ phận quyền này. Vì thế, trong các bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền hành pháp là được chú trọng nhất, được xác định là trung tâm của kiểm soát quyền lực nhà nước.

Thứ hai, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Sự khó khăn, phức tạp của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ xuất phát từ những đặc tính của quyền hành pháp, đó là tính “động”, tính “trội” trong việc thực thi pháp luật, tính độc quyền cưỡng chế, tính trừu tượng và cụ thể, tính khách

quan và chủ quan, tính hữu hình và vô hình, tính gián đoạn và liên tục… Chính bởi là bộ phận quyền “trội”, mang tính “động”, phạm vi và đối tượng tác động rộng lớn nên khó nắm bắt, kiểm soát; do đó việc kiểm soát quyền hành pháp tuy có thể kiểm soát được nhưng không thể kiểm soát được toàn bộ bộ phận quyền này. Ngoài ra, việc kiểm soát quyền hành pháp gặp khó khăn còn có nguyên do từ phía các chủ thể có quyền kiểm soát vừa thiếu công cụ, phương tiện vừa thiếu quyết tâm trong việc kiểm soát, dẫn đến việc kiểm soát bộ phận quyền này đôi khi được tiến hành một cách hình thức, hiệu quả không cao.

Thứ ba, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, đa dạng về chủ thể và phong phú về hình thức kiểm soát. Trong phạm vi luận án này, đối tượng bị kiểm soát là Chính phủ trong quá trình thực hiện quyền hành pháp, cụ thể là các hoạt động: đề xuất chính sách và dự thảo luật để Quốc hội thông qua; bảo đảm chính sách và pháp luật được thi hành trong thực tế; thiết lập trật tự công của Chính phủ thì chủ thể kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ rất đa dạng. Các chủ thể này bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, các cơ quan nhà nước là Quốc hội, Chủ tịch nước, TAND, Viện kiểm sát, các thiết chế hiến định độc lập (KTNN) và MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (là các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam có vai trò quan trọng nhất hiện nay: Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh), các tổ chức xã hội, công dân, các phương tiện thông tin đại chúng. Tuỳ thuộc vào vị trí của các chủ thể trong hệ thống chính trị mà các chủ thể nêu trên tham gia kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở các mức độ khác nhau, tổng hợp hoạt động kiểm soát của các chủ thể này quyết định hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Xét về hình thức kiểm soát, pháp luật hiện hành qui định phong phú về hình thức kiểm soát quyền hành pháp của Chính phủ, bao gồm: bầu Thủ tướng, bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ; xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ; hoạt động giám sát văn bản và các báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội; hoạt động chất vấn, điều trần, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, trưng cầu dân ý, phản biện xã hội…. Việc áp dụng hình thức kiểm soát nào tuỳ thuộc vào chủ thể kiểm soát, mục đích, yêu cầu và nội dung kiểm soát quyền hành pháp.

Thứ tư, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ vừa mang tính Nhà nước, vừa mang tính xã hội.

Do kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp là vấn đề khó khăn, phức tạp nên việc kiểm soát việc thực hiện quyền lực của bộ phận quyền này phải được triển khai thành hệ thống bao gồm kiểm soát của các cơ quan nhà nước và kiểm soát của xã hội. Trong đó, kiểm soát của các cơ quan nhà nước chỉ do các cơ quan nhà nước thực hiện với các hình thức kiểm soát chủ yếu là bầu Thủ tướng, bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ; xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ; hoạt động giám sát văn bản và các báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội; hoạt động chất vấn, điều trần, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra…. Như vậy, kiểm soát của Nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, tính cưỡng chế; nội dung, phạm vi, thẩm quyền, quy trình, thủ tục kiểm soát được qui định cụ thể, chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Kiểm soát của các thiết chế xã hội là kiểm soát do các chủ thể bên ngoài Nhà nước, bao gồm các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, công dân, các phương tiện thông tin đại chúng tiến hành với các hình thức chủ yếu là giám sát, phản biện, tư vấn, thẩm định, kiến nghị, đề xuất, góp ý kiến, tạo dư luận xã hội, trưng cầu dân ý… Các chủ thể này là thiết chế thuộc về xã hội, mang tính chất xã hội, không mang tính cưỡng chế của quyền lực nhà nước, điều này được thể hiện rõ ở việc khi tiến hành kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, các chủ thể của kiểm soát xã hội chỉ có quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị đối với đối tượng kiểm soát là Chính phủ, chứ không có quyền xử lý... Tuy nhiên, phương thức kiểm soát này lại có sự lan toả nhanh chóng, sự ảnh hưởng sâu rộng trên qui mô toàn xã hội. Vì vậy, sự kết hợp kiểm soát của Nhà nước và kiểm soát của xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

Thứ năm, hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố về pháp lý, kinh tế, chính trị, xã hội. Thực tiễn hoạt động kiếm soát quyền hành pháp cho thấy hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm sự phát triển của môi trường dân chủ, pháp quyền của đất nước; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật, ý thức và kỹ năng thực hiện quyền của công dân; tính công khai, minh bạch, chịu trách nhiệm của Nhà nước trước Nhân dân; ngoài ra các điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử, dân tộc, văn hoá, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán cũng có tác động, ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Trong điều kiện đất nước đề cao tính dân chủ, nguyên tắc Nhà nước pháp quyền được coi trọng, trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật, kỹ năng thực hiện quyền của công dân được nâng cao, Chính phủ hoạt động công khai, minh bạch, dám chịu trách nhiệm, kết hợp với nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định lànhững bảo đảm về chính trị, pháp lý, kinh tế - xã hội rất quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát quyền hành pháp của Chính phủ.

Thứ sáu, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ so với kiểm soát việc thực hiện quyền lập pháp của Quốc hội, kiểm soát quyền tư pháp của Toà án có sự khác nhau về chủ thể, nội dung, phạm vi, hình thức, phương pháp, trình tự thủ tục hậu quả pháp lý nhưng có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, tương hỗ với nhau tạo thành một tổng thể cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm mục đích chung là bảo đảm quyền lực nhà nước được thực hiện đúng mục đích, hiệu quả, hạn chế tình trạng lạm quyền, lộng quyền, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mạnh, trong sạch, hiệu lực và hiệu quả.

Thứ bảy, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ đang trong quá trình hoàn thiện và tiếp tục phát triển. Trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm soát quyền hành pháp nói riêng đã được các học giả từ thời cổ đại nhấn mạnh, xem đây là điều kiện cơ bản để thực hiện tự do, dân chủ chính trị. Ở Việt Nam, kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo điều kiện cho giới nghiên cứu khoa học chính trị pháp lý làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền và khả năng, nguyên tắc vận dụng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức hoạt động bộ máy Nhà nước trong đó có yếu tố kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa pháp lý của nhân loại, vấn đề kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước được xác định là một quan điểm quan trọng của Đảng, là một nguyên tắc pháp luật, đồng thời không ngừng được bổ sung

cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Trong lần sửa đổi Hiến pháp 1992 vào năm 2001, nguyên tắc

“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” đã được hiến định tại Điều 2. Tiếp sau đó, từ yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 đã bổ sung nội dung “kiểm soát quyền lực” vào thành một yếu tố mới của cơ chế quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Đặc biệt, với việc bổ sung cụm từ “kiểm soát” trong Khoản 3 Điều 2 thì Hiến pháp 2013 đã tiến thêm một bước mới trong việc hiến định nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, chính thức về mặt pháp luật, kiểm soát quyền lực (trong đó có kiểm soát quyền hành pháp) mới trở thành một nguyên tắc hiến định được xác lập trong Hiến pháp 2013 nên chắc chắn có nhiều vấn đề về thể chế, thiết chế, điều kiện bảo đảm kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm soát quyền hành pháp nói riêng còn chưa được hoàn thiện, còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập kinh tế - quốc tế, quá trình dân chủ hoá đời sốngchính trị - xã hội, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, cùng với quy luật vận động, phát

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w