Thực trạng kiểmsoát của các cơquan nhà nước đối vớiviệc thựchiện quyền hànhpháp của Chính phủ

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 52)

c) Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, các cơ quan Đảng và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa phát huy được vị trí, vai trò của mình trong hoạt động lãnh đạo, kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Một số Ban Cán sự Đảng, cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và đánh giá đúng vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ nên chưa có sự đầu tư thời gian, công sức thích đáng cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Quan niệm cho rằng “nhiệm vụ chủ yếu của Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn là tập trung cho công tác cán bộ còn các công tác khác bao gồm cả công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ của chính quyền, lãnh đạo Bộ, ngành” [157] vẫn còn phổ biến ở một số Ban Cán sự Đảng, đảng viên. Ngoài ra, theo qui định thì tổ chức của Ban Cán sự Đảng ở các Bộ và cơ quan ngang Bộ có từ 5 đến 7 uỷ viên bao gồm các đồng chí đảng viên là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư đảng uỷ cơ quan, Vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ, Chủ tịch công đoàn ngành (nếu có) nhưng do các đồng chí tham gia Ban Cán sự Đảng là lãnh đạo Bộ, ngành khối lượng công việc rất nhiều nên còn tình trạng “buông lỏng, xem nhẹ”, ít có thời gian quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát nên hiệu quả kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ chưa cao.

Thứ hai, các qui định về kiểm tra, giám sát của Đảng có nhiều nội dung chưa được qui định chi tiết, cụ thể, rõ ràng hoặc qui định tản mạn trong nhiều văn bản khác nhau gây khó khăn cho việc thực hiện trên thực tế. Ngoài ra, sự lúng túng vàchưa thống nhất trong việc phân biệt và tách biệt giữa nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Đặc biệt là việc thiếu sự phân định cụ thể, rõ ràng về phạm vi, ranh giới giữa sự lãnh đạo của Đảng với quản lý của Nhà nước đã dẫn tới việc các cơ quan nhà nước vừa thiếu sự chủ động, chuyên nghiệp lại chưa bảo đảm tính độc lập, khách quan cần thiết để kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; điển hình là trong công tác phòng, chống tham nhũng, hoạt động của các cơ quan nhà nước có chức năng phòng chống tham nhũng còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dưới sự tham mưu của Ban Nội chính [171].

Thứ ba, sự chậm chạp trong công tác rà soát, thể chế hóa, cụ thể hóa nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu lực giữa văn bản của Đảng và Nhà nước đã dẫn đến tình trạng pháp luật, chính sách trên một số lĩnh vực như quản lý kinh tế, tài chính, đất đai, nhà ở, đầu tư, xây dựng cơ bản, cấp phát và sử dụng vốn ngân sách…..còn thiếu nhiều nội dung hoặc có nhiều nội dung chồng chéo, tính đồng bộ chưa được đảm bảo, tính khả thi chưa cao gây khó khăn cho việc xem xét, kết luận và xử lý vi phạm, thi hành kỷ luật trong Đảng. Đặc biệt, việc cơ chế, chính sách về xử lý người vi phạm chưa gắn cơ chế xử lý kỷ luật với xử lý về kinh tế và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tiêu cực, tham nhũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả phòng, chống tham nhũng cũng như hiệu quả kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, những hạn chế về nguồn lực con người và điều kiện vật chất đã cản trở, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng đối với Chính phủ. Thực tế là, Ban Cán sự Đảng ở Trung ương được giao thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng nhưng phần lớn lại không có bộ máy tham mưu, giúp việc chuyên trách mà bộ máy giúp việc chỉ thường gồm một số cán bộ, đảng viên kiêm nhiệm trong cơ quan (có nơi phân công nhiệm vụ này cho cán bộ công tác ở Vụ tổ chức, có nơi lại phân công cán bộ là Chánh văn phòng), trong đó có cán bộ kiểm tra. Việc đội ngũ cán bộ giúp việc Ban Cán sự Đảng ở Trung ương vừa thiếu về số lượng vừa yếu về nghiệp vụ kiểm tra; lại thêm chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, nhất là cán bộ kiểm tra không chuyên trách chưa được quan tâm đúng mức so với yêu cầu và áp lực nghề nghiệp nên đã không thu hút được cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng và tâm huyết với công tác kiểm tra về công tác ở các Ban Cán sự Đảng ở Trung ương đã ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng công tác công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với Chính phủ.

Thứ năm, Đảng kiểm tra, giám sát Chính phủ bằng đội ngũ cán bộ và thông qua đội ngũ cán bộ nhưng do chính sách cán bộ vẫn chưa tạo điều kiện cho việc khuyến khích, phát huy tốt tiềm năng của cán bộ; một số khâu trong công tác cán bộ như công tác đánh giá, lựa chọn, giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước còn chậm đổi mới, chưa có cơchế để thu hút, trọng dụng nhân tài và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực đối với đội ngũ cán bộ hành pháp có nơi, có lúc bị buông lỏng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng quan liêu, tham nhũng, lạm dụng, lợi dụng quyền lực, lợi ích nhóm thao túng chính sách, chạy chức, chạy quyền diễn ra ngày càng phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Thực trạng kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ phủ

3.2. Thực trạng kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ phủ a) Những kết quả đạt được

Trong những năm vừa qua, Quốc hội đã thực hiện thường xuyên, nghiêm túc việc xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, xem đây là trọng tâm của hoạt động giám sát đối với Chính phủ. Nghiên cứu thực tiễn hoạt động xem xét báo cáo tại các kỳ họp Quốc hội từ năm 2011 đến năm 2015 cho thấy, Quốc hội đã xem xét 164 báo cáo công tác của Chính phủ (năm 2011 xem xét 18 báo cáo; năm 2012 xem xét 39 báo cáo; năm 2013 xem xét 24 báo cáo; năm 2014 xem xét 48 báo cáo; năm 2015 xem xét 35 báo cáo) với nội dung bao quát các mảng hoạt động của Chính phủ (xem Phụ lục 2).

Để bảo đảm hiệu quả hoạt động xem xét báo cáo của Chính phủ diễn ra tại các kỳ họp Quốc hội thì giữa hai kỳ họp, Hội đồng dân tộc (HĐDT) và các Uỷ ban của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra kỹ lưỡng, nghiêm túc, đúng quy trình, thủ tục các báo cáo của Chính phủ; Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét và cho ý kiến tại ít nhất một phiên họp về các báo cáo của Chính phủ, định hướng những vấn đề cốt yếu, nổi bật cần tập trung thảo luận trước khi trình Quốc hội xem xét, thảo luận. Quốc hội đã thảo luận, xem xét các báo cáo một cách nghiêm túc, dân chủ, thẳng thắn, bảo đảm đúng quy định, đưa ra những nhận định đúng đắn, kịp thời, sát thực tế liên quan đến nội dung của báo cáo (báo cáo có phản ánh

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w