- Một số vấn đề liênquan đến hoạtđộng giámsát chuyên đề chưađược qui định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật,
4.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm kiểmsoát của các cơquan nhà nước đối vớiviệc thựchiện quyền hànhpháp của Chính phủ.
Để bảo đảm kiểm soát của Quốc hội, Chủ tịch nước, TAND, KTNN đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện pháp luật; đổi mới tổ chức, hoạt động nhằm nâng cao năng lựcvà hiệu quả hoạt động của các chủ thể kiểm soát; bảo đảm nguồn nhân lực và vật lực cho hoạt động kiểm soát của các chủ thể này.
4.2.3.1. Giải pháp bảo đảm kiểm soát của Quốc hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ a) Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát của Quốc hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ,
cụ thể cần tập trung triển khai các hướng sau: Thứ nhất, để đảm bảo hiệu quả hoạt động xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, pháp luật (Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân) cần có qui định rõ ràng, cụ thể về hình thức, những nội dung cơ bản, cần thiết trong báo cáo của các cơ quan hữu quan (Chính phủ), quy trình, thủ tục, hậu quả pháp lý về việc xem xét các báo cáo của Chính phủ để có chuẩn mực chung làm căn cứ cho các Đại biểu Quốc hội đánh giá báo cáo công tác của Chính phủ, giúp cho các đại biểu Quốc hội xác định trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ, tập thể Chính phủ được dễ dàng hơn; đồng thời khắc phục tình trạng nhiều báo cáo của Chính phủ còn mang tính chung chung, chưa nêu ra những việc chưa làm được, nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào gây khó khăn cho Quốc hội trong việc tiến hành hoạt động xem xét báo cáo công tác của Chínhphủ.
Thứ hai, đối với hoạt động xem xét VBQPPL của Chính phủ, TTCP, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, pháp luật cần có qui định cụ thể về qui trình, thời hạn, nghĩa vụ bắt buộc cho hình thức giám sát VBQPPL. Điều này góp phần bảo đảm hoạt động xem xét VBQPPL của Chính phủ được tiến hành thường xuyên hàng năm; việc kiểm tra các văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật được tiến hành thường xuyên, kịp thời.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm trong quá trình tiến hành hoạt động hoạch định chính sách, pháp luật của Chính phủ, pháp luật cần đặt ra yêu cầu giữ gìn sự liêm chính trong hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng luật của các thành viên Chính phủ. Nguyên tắc này có thể được liệt kê trong Bộ Quy tắc ứng xử dành cho các thành viên Chính phủ; theo đó Bộ Qui tắc ứng xử này sẽ qui định về cách xử lý những mâu thuẫn lợi ích, về những hành vi mà các thành viên Chính phủ được làm và không được phép làm, những hành vi có thể khiến người đứng đầu Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ phải từ chức hoặc bị miễn nhiệm bãi nhiệm (đối với Thủ tướng Chính phủ) hoặc bị miễn nhiệm, cách chức (đối với các thành viên khác của Chính phủ). Điều này sẽ có tác dụng nhất định trong việc giữ gìn được tính liêm chính, công tâm, trách nhiệm giải trình của cơ quan đề xuất chính sách trong hoạt động soạn thảo, xây dựng chính sách, luật vốn thuộc trách nhiệm của Chính phủ. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế có tính chất điển hình cho vấn đề này là trường hợp phải chủ động từ chức Thủ hiến bang của Thủ hiến Gladys Berejiklian của bang New South Wales, Australia sau khi Uỷ ban Độc lập chống Tham nhũng của tiểu bang New South Wales (gọi tắt là ICAC) công bố sẽ bắt đầu điều tra bà Berejiklian với nghi ngại liên quan tới việc bà có dấu hiệu vi phạm Quy tắc ứngxử, vi phạm lòng tin công chúng khi không khai báo mâu thuẫn lợi ích giữa bà Gladys Berejiklian với cựu nghị sỹ Daryl Macguire của bang New South Wales khi bà đã thực hiện các nghĩa vụ công trong khi có xung đột về trách nhiệm công và lợi ích tư khi là người có mối quan hệ cá nhân với Nghị sĩ thành viên Nghị viện đương nhiệm khi đó là ông Daryl Maguire. Cơ sở pháp lý để ICAC tiến hành điều tra bà Gladys Berejiklian là theo qui định tại Phần 13 của Đạo luật Dịch vụ công 1999 (Public Service Act 1999) về Quy tắc ứng xử (The Code of Conduct) dành cho các nhân viên công vụ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công thì nguyên tắc đầu tiên khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng hoặc Thủ hiến bang là người đó phải khai báo về những lợi ích tài chính nếu người đó có được từ những mối quan hệ riêng tư thân mật, và theo điều tra của ICAC thì quan hệ giữa Bà với cựu nghị sỹ Daryl Macguire là quan hệ cá nhân thân mật nên theo qui định của Quy tắc ứng xử thì bà Gladys Berejiklian
phải từ chức để đảm bảo tính liêm chính khi thực hiện các nghĩa vụ công [145].
Bên cạnh đó, việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử dành cho các thành viên Quốc hội cũng có thể được thiết lập với nội dung tương tự nhằm đảm bảo tính liêm khiết, nâng cao trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần dám đấu tranh, dám phản biện của các đại biểu Quốc hội trong hoạt động thẩm tra, thảo luận, thông qua luật của Quốc hội; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra - là điều kiện quan trọng cho việc ban hành luật có chất lượng cao. Rõ ràng là, việc xây dựng và giữ gìn sự liêm chính trong các khâu xây dựng luật từ soạn thảo, thẩm tra, thảo luận, thông qua; kết hợp với chú trọng đề cao chất lượng của khâu phân tích chính sách trước khi thông qua các đạo luật; tăng cường việc lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp, những chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của chính sách; đề cao vai trò của các cơ quan báo chí trong việc phản biện chính sách, pháp luật; cương quyết xử lý nghiêm những hành vi thông đồng, cố tình "cài cắm" vào quy định của pháp luật, những quy định để trục lợi cho bộ, ngành, cá nhân…. sẽ góp phần hạn chế việc xây dựng những văn bản pháp luật nhiều khuyết tật như: mâu thuẫn chồng chéo với các văn bản pháp luật mà Quốc hội đã ban hành, vòng đời của văn bản pháp luật ngắn nên tốn nhiều thời gian của Quốc hội và Chính phủ, kinh phí của Nhà nước để ban hành văn bản thay thế và đặc biệt nghiêm trọng hơn là những hành vi tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm trong hoạch định chính sách, pháp luật nhằm biến văn bản pháp luật thành công cụ để cơ quan soạn thảo hiện thực hóa lợi ích của Bộ, ngành mình, thậm chí là cá nhân mình hoặc là công cụ để "tiếm quyền" của Bộ, ngành khác. Hành vi này là đặc biệt nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của đất nước và xã hội, vì rằng tham nhũng chính sách sẽ tạo căn cứ pháp lý bảo vệ cho hành vi tham nhũng có hệ thống, đe doạ, tổn hại đến lợi ích của Nhân dân, của Nhà nước.
Thứ ba, đối với hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kì họp Quốc hội, pháp luật cần qui định rõ ràng, cụ thể một số vấn đề liên quan đến hoạt động chất vấn như thủ tục, tiêu chí lựa chọn người trả lời chất vấn? những nội dung cần tập trung chất vấn và trả lời chất vấn trong mỗi kỳ họp? trách nhiệm cụ thể của người bị chất vấn có được xác định rõ trong Nghị quyết về hoạt động chất vấn, hậu quả pháp lý của hoạt động chất vấn. Cụ thể là:
- Cần có những quy định cụ thể hóa về quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội và trách nhiệm trả lời chất vấn của những người thuộc đối tượng chất vấn. Cần quy định những tiêu chí cụ thể xác định thế nào là một chất vấn và thế nào là một câu trả lời chất vấn đạt yêu cầu. Việc quy định tiêu chí như vậy sẽ giúp cho đại biểu không nhầm lẫn giữa việc đưa ra một câu hỏi nhằm thu thập thông tin về một số vấn đề nào đó với câu chất vấn nhằm làm rõ trách nhiệm của một cơ quan, một cá nhân về vấn đề chất vấn. Ngoài ra quy định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi người chất vấn và người trả lời chất vấn cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động cũng như xác định trách nhiệm của những đối tượng này trước cử tri, Nhân dân cả nước.
- Cần có những quy định về thủ tục chất vấn để đảm bảo cho hoạt động chất vấn được thực hiện có hiệu quả. Cần phải quy định rõ ràng, chặt chẽ những lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội được đặt câu hỏi chất vấn, những loại câu hỏi không nên đưa ra. Ngoài ra cần qui định Bộ trưởng có quyền chỉ trả lời những câu hỏi trong lĩnh vực mình quản lý và những vấn đề liên quan đến chính sách.
- Thời gian mỗi phiên chất vấn và thời gian đặt chất vấn, trả lời chất vấn cần được thay đổi. Cần tăng thời gian của phiên chất vấn trong mỗi kì họp lên, khoảng ba đến bốn ngày, nhằm tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội có thể chất vấn hết các lĩnh vực, hoặc đưa phiên chất vấn vào khoảng thời gian giữa hoặc 2/3 kì họp Quốc hội, tránh tâm lí buông xuôi, cho qua, chất vấn cho hết thời gian. Về thời gian hỏi và trả lời chất vấn theo Nghị quyết 102/2015 ban hành nội quy kì họp Quốc hội, tác giả kiến nghị cần tăng thời gian từ hai phút hỏi chất vấn lên thành bốn phút, trả lời chất vấn từ năm phút lên thành mười phút. Bởi đối với những câu hỏi dài, sâu, mang tính chất trọng tâm thì hai phút và năm phút là khoảng thời gian chưa đủ để chất vấn và trả lời chất vấn. Đồng thời cũng cần quy định cụ thể vào văn bản pháp luật trường hợp nào thì được phép kéo dài thời gian. Đó có thể là những câu hỏi mang tính xã hội cao, những câu hỏi về những vấn đề nổi cộm hiện nay, hay những câu hỏi trong lĩnh vực hình sự, tham nhũng, kinh tế.
- Cần quy định cụ thể tài liệu nào đại biểu Quốc hội được sử dụng trong chất vấn. Pháp luật cần quy định rõ tài liệu nào là tài liệu mật, tài liệu nào là tài liệu được sử dụng để chất vấn; khi chất vấn có được phép đưa hình ảnh, video làm ví dụ chứng minh cho câu chất vấn không.
- Quy định rõ những trường hợp cần thiết Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn. Quy định cụ thể những nội dung cơ bản, có tính bắt buộc trong Nghị quyết để đảm bảo Nghị quyết được ban hành có sự nhất quán về kết cấu, bố cục và nội dung. Xác định vị trí pháp lý và trách nhiệm của những người tham gia giải trình trong các phiên họp chất vấn để làm rõ thêm những vấn đề có liên quan. Ngoài ra, cần có thủ tục ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội về những vấn đề đã chất vấn trong kì họp để rút kinh nghiệm cho những kì họp tiếp theo.
- Quy định chế tài về việc trả lời chất vấn. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định chế tài cho hoạt động hậu chất vấn và trả lời chất vấn. Do vậy, cần quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Khắc phục tình trạng trả lời chất vấn chung chung không đúng yêu cầu, trốn tránh trách nhiệm hoặc kéo dài thời gian trả lời, trả lời chậm so với quy định. Bên cạnh đó, quy định thời hạn giải quyết những vấn đề đã hứa trong chất vấn. Tránh tình trạng hứa xuông, hứa rồi để đó, tác giả kiến nghị việc đưa ra một khoảng thời gian cho từng vấn đề cụ thể, nhằm đảm bảo việc giải quyết những vấn đề đó.
- Quy định rạch ròi trách nhiệm của các cơ quan hữu quan thuộc Chính phủ và Quốc hội trong việc tổng hợp, tập hợp, tham mưu, phục vụ hoạt động chất vấn trong kỳ họp Quốc hội để phân định trách nhiệm cụ thể, nâng cao hiệu quả phối hợp công tác, tránh tình trạng chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn, theo kinh nghiệm của các nước, cần hoàn thiện các qui định pháp luật về chất vấn theo hướng: trước hết là xác định phạm vi trách nhiệm của người bị chất vấn; trên cơ sở nội dung chất vấn và phạm vi trách nhiệm người bị chất vấn phải giải trình; nếu người bị chất vấn không trả lời thỏa đáng tại kỳ họp thì sẽ bị quy kết trách nhiệm. Trong trường hợp này Quốc hội có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Bộ trưởng và khi Bộ trưởng đã bị Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm với hơn 50% tổng số đại biểu đồng ý thì hoặc là Bộ trưởng đó phải đệ đơn xin từ chức hoặc là tự Quốc hội sẽ ra quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm hay phê chuẩn việc việc miễn nhiệm, cách chức đó. Đồng thời, để đảm bảo cho đại biểu Quốc hội mạnh dạn chất vấn mà không lo sợ bị ảnh hưởng đến bản thân hay địa phương nơi họ ứng cử thì pháp luật Việt Nam nên quy định quyền miễn trừ đối với đại biểu Quốc hội khi chất vấn như các nước khác vẫn thường dành cho Nghị sỹ của mình.
Thứ tư, đối với hoạt động giám sát chuyên đề, pháp luật cần qui định cụ thể, rõ ràng một số vấn đề liên quan đến
hoạt động giám sát chuyên đề như: việc thành lập, thành phần, nguyên tắc hoạt động của các Đoàn giám sát do Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội thành lập; trách nhiệm của chủ thể chịu sự giám sát (Chính phủ); tổ chức phục vụ và công tác bảo đảm; công tác báo cáo; công tác thông tin, truyền thông phục vụ hoạt động giám sát chuyên đề để bảo đảm Quốc hội giám sát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ năm, về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với TTCP, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.