Những điều kiện bảo đảm hiệuquả hoạtđộng kiểmsoát việc thựchiện quyền hànhpháp của Chính phủ

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 44 - 47)

một số thành viên Chính phủ hoạt động không hiệu quả, bị bất tín nhiệm thì Chính phủ cũng có thể bị buộc từ chức tập thể. Cơ chế bất tín nhiệm Thủ tướng của Quốc hội CHLB Đức là kinh nghiệm tốt có thể tham khảo.

Thứ bảy, pháp luật cần đặt ra nhiều qui định cụ thể để giám sát các văn bản qui phạm pháp luật do Chính phủ, các Bộ, các thành viên Chính phủ ban hành theo cơ chế lập pháp uỷ quyền, như quy định Quốc hội có quyền phê chuẩn hoặc huỷ bỏ đối với văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ ban hành theo cơ chế lập pháp uỷ quyền; tổ chức hoạt động tham vấn đối với các tổ chức bị ảnh hưởng bởi văn bản luật này trước khi ban hành các qui tắc và qui định đó…

Thứ tám, xây dựng thiết chế bảo hiến hữu hiệu, cụ thể là giao chức năng bảo vệ Hiến pháp, xét xử các hành vi vi hiến, các văn bản qui phạm pháp luật trái với Hiến pháp cho hệ thống Toà án đảm trách (như mô hình bảo hiến Hoa Kỳ). Điều này sẽ tạo thêm sức mạnh cho Toà án trong việc kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Đồng thời, việc giao chức năng xét xử các văn bản pháp luật, các quyết định, các hành vi trái Hiến pháp của Chính phủ và các thành viên Chính phủ cho Toà án cũng góp phần phát huy vai trò của Nhân dân trong việc kiểm soát quyền hành pháp, bởi lẽ người dân có quyền tìm đến Tòa án để yêu cầu phán quyết tính hợp hiến của các văn pháp pháp luật do Chính phủ, các thành viên Chính phủ ban hành, yêu cầu tuyên bố hành vi của các thành viên của Chính phủ là vi hiến. Nhờ vậy mà các quyền công dân, quyền con người của công dân được đảm bảo.

2.5.2.2. Kiểm soát của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp

Trên cơ sở nghiên cứu về kiểm soát xã hội đối với Chính phủ ở các nước, có thể nhận thấy rằng, một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm hiệu quả kiểm soát quyền hành pháp ở các nước tư sản là đã thiết lập được cơ chế “đối lập có trách nhiệm” thông qua hoạt động của các đảng phái chính trị đối lập, hoạt động của các nhóm lợi ích, của báo chí…. Ở Việt Nam, nguyên tắc “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” luôn luôn được triệt để tôn trọng, tuân thủ tuyệt đối. Vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng cơ chế “đối lập có trách nhiệm” của các nước thông qua việc trao quyền cho các thiết chế xã hội như Báo chí, các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân công dân, cụ thể là:

- Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bầu cử tạo điều kiện tốt nhất cho Nhân dân thực hiện quyền bầu cử của mình, qua đó cử tri có thể lựa chọn các đại diện đủ đức, đủ tài, có thể phản ánh ý chí nguyện vọng của mình trước các cơ quan nhà nước; có thể giám sát Chính phủ và các thành viên Chính phủ hiệu quả.

- Đảm bảo hoạt động giám sát của các nhóm lợi ích. Các quốc gia trên thế giới hiện nay đều có đặc tính chung là xuất hiện các nhóm mâu thuẫn nhau về lợi ích. Do đó, để bảo vệ lợi ích của nhóm, của các cộng đồng dân cư theo nghĩa tích cực, các nhóm lợi ích thông qua các hình thức vận động hành lang tác động đến các đại biểu Quốc hội, các quan chức cao cấp trong Chính phủ, thông qua hình thức mời đại diện các cơ quan nhà nước hội thảo, họp báo để tác động đến các cơ quan nhà nước ban hành chính sách có lợi cho tập đoàn hoặc nhóm lợi ích, hoặc lợi ích của các cộng đồng dân cư của mình.

- Bảo đảm quyền tự do báo chí, tạo điều kiện cho các phương tiện truyền thông, cơ quan báo chí trong việc cung cấp các thông tin cho công chúng về hoạt động của Chính phủ và các thành viên Chính phủ, giúp cho việc giám sát của Nhân dân đối với Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cũng cần đặt giới hạn cho quyền tự do báo chí, cần nghiên cứu xây dựng các tổ chức giám sát các phương tiện truyền thông, báo chí như những tổ chức giám sát ngoài ngành, sự chỉ trích bên trong ngành truyền thông, sự phê phán từ hội đồngbáo chí, sự phê phán từ những tổ chức nghề nghiệp… nhằm góp phần bảo đảm các nhà báo đưa tin trung thực, khách quan tránh tổn hại đến lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác.

- Cần bảo vệ những người chống tiêu cực thông qua việc ban hành đạo luật về “Bảo vệ những người chống tiêu cực” với mục đích là bảo vệ những nhân viên trong bộ máy Nhà nước hay những công dân khác khỏi sự trả thù khi họ đứng lên tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức. Chính sự bảo vệ của Nhà nước dành cho những người chống tiêu cực để bảo đảm rằng những người có thông tin nêu ra đã sử dụng một cách có ý nghĩa các quyền tự do ngôn luận của họ. Đồng thời, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân mà Luật tiếp cận thông tin đã quy định. Việc thực thi tốt luật này là một trong những biện pháp quan trọng đảm bảo quyền giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước.

- Dựa vào sự ủng hộ của Nhân dân, không ngừng khai thông con đường tham gia chống tham nhũng của quần chúng là kinh nghiệm cần học hỏi đối với hoạt động kiểm soát quyền hành pháp của Chính phủ.

- Phát triển những hình thức hay công cụ mới nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong quản lý Nhà nước nói chung và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Việc phát triển những hình thức hay công cụ mới tạo điều kiện cho mọi người dân có thể tích cực tham gia vào việc kiểm soát quyền hành pháp, nhờ vậy hiệu quả của hoạt động này sẽ được nâng cao.

2.6. Những điều kiện bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chínhphủ phủ

Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở mỗi quốc gia sẽ có sự vận động, phát triển phù hợp với điều kiện về chính trị, pháp lý, với trình độ phát triển kinh tế - xã hội – văn hoá của quốc gia, phù hợp với trình độ phát triển về dân chủ ở trên thế giới. Vì vậy, để hoạt động kiểm soát của Nhà nước và xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ được tiến hành thông suốt, thuận lợi, có hiệu quả thì cần phải có những điều kiện bảo đảm về chính trị, về pháp lý, về kinh tế- xã hội - văn hoá sau đây:

- Điều kiện bảo đảm về chính trị: Trong điều kiện chính trị đặc thù của Việt Nam, việc hoàn thiện môi trường dân chủ của đất nước và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là những điều kiện bảo đảm về chính trị quan trọng, có vai trò to lớn đến việc xây dựng, hoàn thiện và bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

hoạt động kiểm soát của Nhà nước và xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina khi bàn về khái niệm dân chủ đã cho rằng dân chủ có nghĩa là chính quyền của Nhân dân hay sự cai trị của Nhân dân [111, tr.15]. Việc xây dựng chế độ dân chủ, bảo đảm các quyền tự do cá nhân, sự tôntrọng cá nhân con người là nỗ lực, là sự hướng tới của tất cả các quốc gia trong việc trong việc hoàn thiện thể chế chính trị của quốc gia mình. Tuy nhiên, để hình thành và hoàn thiện môi trường (chế độ) dân chủ của một đất nước đòi hòi đất nước đó phải đáp ứng một số điều kiện kinh tế và xã hội nhất định (tự do kinh tế); xã hội phải có một số giá trị đạo đức nhất định. Điều kiện về kinh tế đó là phải bảo đảm sự tự do kinh tế và quyền bình đẳng về tự do kinh tế bởi lẽ tự do kinh tế là phương tiện của tự do chính trị và thể chế kinh tế có ảnh hưởng đến việc tập trung và phân tán quyền lực. Bên cạnh đó các giá trị đạo đức như tinh thần thượng tôn pháp luật, khả năng thoả hiệp, lòng khoan dung; tôn trọng cá nhân con người; giải quyết xung đột bằng các phương pháp hoà bình cũng là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành chế độ dân chủ của quốc gia. Nhìn chung, các quốc gia có nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định, hệ thống giáo dục được chú trọng, trình độ dân trí cao thì việc tiếp nhận hình thức quản lý dễ dàng hơn; tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các nước có nền kinh tế kém phát triển, dân trí thấp thì khó khăn trong việc tổ chức chế độ dân chủ mà việc tổ chức, hình thành, hoàn thiện chế độ dân chủ quốc gia ngoài phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nước thì còn bị chi phối bởi văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống tôn giáo, giá trị đạo đức điển hình như Nhà nước dân chủ Ấn Độ sau chiến tranh thế giới II dù trình độ phát triển kinh tế thấp và tỷ lệ mù chữ cao [111, tr.48]. Vì vậy, để hình thành và hoàn thiện môi trường dân chủ của quốc gia thì các điều kiện kinh tế và những giá trị, chuẩn mực xã hội người dân chia sẻ đều có vai trò quan trọng như nhau.

Sở dĩ việc xây dựng môi trường dân chủ của đất nước là đảm bảo quan trọng cho kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam là bởi trong một Nhà nước dân chủ thì tôn trọng các quyền con người, quyền làm chủ của Nhân dân được bảo đảm, xã hội dân sự mới được thừa nhận nên người dân và các chủ thể xã hội khác (các phương tiện thông tin đại chúng) có năng lực, phương tiện tiến hành hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp công khai, minh bạch, hiệu quả. Xã hội không dân chủ, thì không thể xây dựng Nhà nước pháp quyền, vấn đề kiểm soát quyền lực không được đặt ra, Nhân dân, các thiết chế xã hội và thiết chế Nhà nước khác không có cơ sở pháp lý và xã hội để tiến hành hoạt động kiểm soát quyền việc thực hiện quyền hành pháp.

Thứ hai, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

Ở Việt Nam, hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và dân làm chủ”; vì vậy với tư cách là lực lượng lãnh đạo, hạt nhân quyết định sự vận hành và phát triển của hệ thống chính trị, với sức mạnh và ưu thế chính trị hết sức to lớn nên Đảng là lực lượng có khả năng và điều kiện thực hiện kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ hiệu quả. Thông qua việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng có vai trò quan trọng trong bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Những chủ trương, chính sách Đảng đề ra, đặc biệt là những chủ trương, chính sách về kiểm soátquyền lực nhà nước là điều kiện tiên quyết để tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam trong thời gian tới. Vì lẽ đó, việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là điều kiện bảo đảm về chính trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam

Để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, Đảng không chỉ là đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, bố trí cán bộ, động viên tư tưởng đúng đắn, hợp lý mà còn phải chú trọng kiểm tra, giám sát. Quan trọng là, Đảng không chỉ kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, Cương lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, tổ chức mà phải chú trọng kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp, khách quan của bản thân đường lối, chủ trương, chính sách, Cương lĩnh chính trị do mình đề ra. Chính sách đúng, cách tổ chức công việc hiệu quả, cách lựa chọn cán bộ phù hợp và cách kiểm tra chủ động, thường xuyên, trách nhiệm là những yếu tố bảo đảm sự thành công của chính sách do Đảng đề ra. Để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp, khách quan; lựa chọn giới thiệu cán bộ đủ đức, đủ tài; kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên, Chính phủ hiệu quả thì những đột phá trong nhận thức của Đảng về kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là vô cùng quan trọng. Điều này thể hiện ở việc, trên cơ sở tìm tòi, khảo cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm kiểm soát quyền lực nhà nước của các nước trên thế giới, Đảng thừa nhận và xác lập các tiêu chuẩn chung mang tính dân chủ, tiến bộ, bảo đảm quyền con người trong kiểm soát quyền lực nhà nước như: xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền XHCN; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; thừa nhận sự phân công, phối hợp và đặc biệt là “kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” là nhiệm vụ quan trọng, là yêu cầu khách quan trong việc tổ chức và vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN trong thời kỳ mới; bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, báo chí, hội họp; xây dựng Chính phủ kiến tạo…. để phục vụ cho việc đề ra chủ trương, chính sách về xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và quyền hành pháp nói riêng hiệu quả, phù hợp với điều kiện của đất nước. Những đột phá trong nhận thức của Đảng về kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ góp phần nâng cao nhận thức, lập trường tư tưởng chính trị của đảng viên, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị về kiểm soát quyền lực nhà nước; từ đó sẽ tạo ra sức mạnh to lớn, lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao ý thức và văn hóa chính trị của các tầng lớp nhân dân. Đây chính là những bảo đảm vững chắc về chính trị, có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng, hoàn thiện cũng như bảo đảm thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách về kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và quyền hành pháp nói riêng ở Việt Nam hiện nay.

- Điều kiện bảo đảm về pháp lý: ở Việt Nam, việc bảo đảm môi trường Nhà nước pháp quyền của đất nước; chútrọng ban hành các văn bản qui phạm pháp luật qui đinh cụ thể, rõ ràng về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của trọng ban hành các văn bản qui phạm pháp luật qui đinh cụ thể, rõ ràng về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ nhằm hoàn thiện thể chế kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của Chính phủ và của các cơ quan nhà nước khác là những điều kiện bảo đảm về pháp lý quan trọng, có vai trò to lớn đến việc xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

luật là tối thượng, toàn bộ tổ chức và hoạt động của Nhà nước đều được qui định bởi luật pháp và theo đúng các qui định của luật pháp, nhằm bảo đảm các quyền tự do, dân chủ và công lý. Do đó, có thể nói rằng, xã hội/ chế độ dân chủ được bảo đảm bởi sự tồn tại của Nhà nước pháp quyền.

Trong Nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước (trung tâm là Chính phủ) bị đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật, của Nhân dân với mục đích chống lại sự lạm quyền, tuỳ tiện trong việc thực hiện những phần công việc được Nhân dân uỷ quyền. Vì vậy, một xã hội dân chủ, cởi mở, pháp luật được đề cao, không ai được đứng trên pháp luật, có sự phân công, phối hợp nhưng kiềm chế, đối trọng lẫn nhau giữa các bộ phận quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp mới có thể đặt ra vấn đề kiểm soát và kiểm soát có hiệu quả việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

Thứ hai, Nhà nước chú trọng ban hành các văn bản qui phạm pháp luật qui đinh cụ thể, rõ ràng về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ nhằm hoàn thiện thể chế kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w