Nâng cao hiệu quả công tác bố trí và sử dụng công chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 89 - 91)

Như đã phân tích ở Chương 1, công việc được giao phù hợp với năng lực sở trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức phường. Tuy nhiên, hiện nay công tác bố trí, sử dụng công chức phường, thành phố Lào Cai chưa thật sự quan tâm, chú ý đến vấn đề này. Kết quả nghiên cứu ở Chương 2 cho thấy, trình độ chuyên môn, nghiêp vụ được đào tạo của công chức phường đã được nâng lên, cùng với điều kiện phương tiện làm việc, thông tin liên lạc ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức phường.

Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Kết luận số 37- KL/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020”… về phía tỉnh Lào Cai, đã ban hành Quyết định số 337-QĐ/TU ngày 13/01/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành quy định về công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lào Cai, Nghị quyết số 35/2011/NQ- HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định các chính sách phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012- 2015, Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 09/3/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành Quy định các chính sách phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2015... là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng công chức phường một cách phù hợp nhất, phát huy được năng lực, sở trường công tác của đội ngũ công chức phường.

Để việc đổi mới công tác bố trí, sử dụng công chức phường, thành phố Lào Cai được tốt, cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, công chức phường phải phát huy được năng lực, sở trường,

chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề đào tạo của từng cá nhân. Vì vậy, cần tiến hành sắp xếp, bố trí lại các chức danh một cách hợp lý, đảm bảo tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là cán bộ đã qua đào tạo nhằm phát huy được kiến thức, trình độ chuyên môn của họ;

- Thứ hai, phải tạo được sự ổn định công việc theo hướng chuyên môn hóa

nhằm phát huy năng lực, sở trường của công chức phường. Đồng thời, phải thực hiện công tác luân chuyển công chức phường thành phố Lào Cai để tránh nhàm chán, tăng sự hứng thú làm việc cho công chức phường, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Tuy nhiên, để đảm bảo công tác luân chuyển công chức phường hợp lý, đem lại hiệu quả trong công việc thì trước khi tiến hành luân chuyển phải tiến hành đánh giá công chức. Xuất phát từ tình hình thực tế, ban hành tiêu chuẩn công chức phường với yêu cầu cao hơn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ (khác với Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức phường, xã). Các tiêu chí đánh giá công chức phường trước và sau khi luân chuyển là một bước cụ thể hóa các mục tiêu công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ. Nó phải trả lời được câu hỏi: Công chức phường này đã đủ tiêu chuẩn đươc đưa vào diện luân chuyển hay

không? công chức này có thể giữ được chức danh gì? Luân chuyển công chức đó giữ vị trí chức danh nào là phù hợp nhất? Nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ gì?... Như vậy ngoài một số tiêu chí chung cho công chức phường thuộc diện luân chuyển, chúng ta cần xác định các tiêu chí riêng cho từng loại công chức phường cụ thể để phát huy được kiến thức, trình độ chuyên môn của họ;

- Thứ ba, giao nhiệm vụ cho công chức phường gắn với trao quyền để thực

hiện công việc. Tạo cho công chức phường thành phố Lào Cai tinh thần tự chủ trong công tác và tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình;

- Thứ tư, tạo điều kiện cơ hội phát triển và thăng tiến cho mọi công chức

phường thành phố Lào Cai; tất cả công chức phường của Thành phố đều có cơ hội phát triển và thăng tiến ngang bằng nhau, không có sự thiên vị. Theo Thuyết công bằng John Stacey Adams đã trình bày trong Chương 1 thì Bản chất của thuyết công bằng là nhân viên so sánh những cố gắng và nỗ lực của họ với những người khác trong những môi trường làm việc tương tự nhau. Do đó để đạt được sự công bằng tạo điều kiện cơ hội phát triển và thăng tiến như nhau cho mọi công chức cần phải xây dựng và công khai các tiêu chí, tiêu chuẩn lãnh đạo làm cơ sở cho việc phấn đấu của mỗi công chức. Các tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng đảm bảo tính khách quan, tạo động lực cho tất cả công chức có khả năng đều nỗ lưc phấn đấu đạt được. Khi đó, động lực làm việc của công chức phường sẽ được nâng lên đáng kể.

- Thứ năm, mạnh dạn tin tưởng, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo đối với những cán bộ trẻ, tâm huyết, nhiệt tình, có trình độ thực tiễn và chuyên môn cao. Những cán bộ trong diện quy hoạch, những cán bộ trong các đề án thu hút của Thành phố cần chú trọng, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác đề đề bạt lãnh đạo, nâng cao động lực và tâm huyết với công việc của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 89 - 91)