Thực trạng hiệu suất sử dụng thời gian công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 68 - 69)

Theo kết quả từ phiếu điều tra, có thể thấy việc sử dụng thời gian làm việc của công chức phường, thành phố Lào Cai chưa đảm bảo, có tới 87% công chức phường thừa nhận đã lãng phí thời gian làm việc tại công sở, đây là một tỉ lệ rất cao, thể hiện cả ở số lượng và chất lượng sử dụng thời gian làm việc.

- Số ngày làm việc trong tuần và số giờ làm việc trong ngày: Theo quy định

của Bộ luật lao động hiện hành của Nhà nước, thời gian làm việc của công chức cấp xã phường là 5 ngày một tuần. Song qua điều tra thực tế, số ngày làm việc thực tế bình quân của công chức phường trong một tuần, đạt 4,6 ngày (đạt 92 % thời gian theo quy định). Về thời gian làm việc một ngày của công chức phường là 8 giờ/ngày (40 giờ/tuần). Song, qua điều tra thực tế, số giờ làm việc thực tế bình quân của công chức phường là 6 giờ/ngày, khoảng 28,5 giờ/tuần, chỉ đạt 67,5% thời gian làm việc theo quy định.

- Tỷ lệ thời gian làm việc hữu ích của công chức: Trong tổng số thời gian

thực tế làm việc của công chức thì tỷ lệ thời gian làm việc hữu ích của công chức phường chỉ đạt bình quân khoảng 76%.

Như vậy, có thể thấy tình trạng công chức phường lãng phí thời gian làm việc là tương đối phổ biến, điều này đã được nói nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như qua các cuộc họp, hội thảo… TS.Khuất Như Hồng (viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội), từng nói: “Cán bộ công chức “ăn cắp” giờ làm việc không phải là mới, có thể nói diễn ra từ lâu ở rất nhiều cơ quan với mức độ khác nhau. Do công việc nhàn nhã, có người trong giờ làm việc cũng chẳng biết làm gì nên thường xuyên sử dụng internet đọc báo, chơi game, tán gẫu với bạn bè. Điều đáng nói, việc công chức “ăn cắp” thời gian làm việc còn được nhiều

người trong cơ quan “hưởng ứng” và cùng vào mạng bàn tán rôm rả.” Tuy nhiên, một thực tế là Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về thời gian, chế độ làm việc nhưng việc chấp hành giờ giấc làm việc trong công chức hành chính nhà nước nói chung và công chức phường, thành phố Lào Cai nói riêng còn chưa nghiêm túc, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan (do tự bản thân công chức phường), có nguyên nhân khách quan, thể hiện:

- Không có việc làm (việc làm ít);

- Thu nhập thấp, lương không tương xứng với năng lực, không gắn với kết quả thực thi công việc;

- Công việc không thú vị;

- Không được khuyến khích kịp thời (chế độ động viên, khen thưởng chưa tạo được động lực làm việc);

- Không bị áp đặt thời hạn hoàn thành công việc; - Không thoải mái trong công việc;

- Không tập trung vào công việc vì bị đồng nghiệp làm phiền, lôi kéo tán gẫu.

Từ những nguyên nhân trên, các nguyên nhân như không có việc làm (việc làm ít), không bị áp đặt về thời hạn hoàn thành công việc, lương quá thấp, không tương xứng với năng lực là những nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của người quản lý. Do đó, việc nâng cao động lực làm việc cho công chức phường cần chú ý đến các nguyên nhân này để điều chỉnh các chính sách cho phù hợp, góp phần thúc đẩy động lực làm việc cho công chức phường. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến các nguyên nhân thuộc về chủ quan của công chức phường để có biện pháp tác động phù hợp, từng loại công chức có cách thức tác động khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)