Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 48 - 51)

1.4. Kinh nghiệm nâng cao động lực làm việc cho công chức phường của một

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi Tây bắc, có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đối với vùng Tây Bắc và cả nước.

Tỉnh Điện Biên có 130 đơn vị cấp xã gồm 9 phường, 5 thị trấn và 116 xã, nhiều xã thuộc vùng sâu, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Công chức cấp xã nói chung còn nhiều hạn chế. Để tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, tỉnh đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp, thể hiện:

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng: Trước thực trạng công chức cấp xã còn hạn

chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tỉnh Điện Biên chủ trương phải đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã theo hướng: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo kiến thức toàn diện và chuyên sâu; phải bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết các tình huống cụ thể. Hằng năm, tỉnh lựa chọn một số cán bộ có năng lực đi đào tạo tại các cơ sở trong tỉnh, hoặc trong nước. Ví dụ, tỉnh phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Tây Bắc mở các lớp cử nhân hành chính tại

chức, cử tuyển cho công chức cấp xã của tỉnh...;

- Chế độ, chính sách: Cùng với đào tạo, bồi dưỡng, HĐND tỉnh đã ban hành

các Nghị quyết về thu hút nguồn nhân lực có chất lượng về làm việc tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh, đảm bảo chế độ lương, phụ cấp và các chính sách về nhà ở, khi đủ thời gian cống hiến (thường là 5 năm), được luân chuyển, sắp xếp về những nơi có điều kiện hơn;

- Tiêu chuẩn hóa các chức danh công chức cấp xã: Tiêu chuẩn này được xác

định dựa trên các văn quy phạm pháp luật của Trung ương và Nghị quyết của Tỉnh ủy đồng thời được xây dựng dựa trên đặc điểm, điều kiện và tình hình thực tế hiện nay tại tỉnh. Tiêu chuẩn chức danh công chức là căn cứ để thực hiện những nội dung có liên quan đến công tác quản lý công chức, đó là:

Thứ nhất, việc chuẩn hóa công chức xã được thực hiện có cơ sở rõ ràng, chi

tiết và thuận lợi.

Thứ hai, tiêu chuẩn chức danh là căn cứ để đánh giá, tuyển chọn, bố trí và sử

dụng công chức phù hợp, tránh việc sử dụng công chức có bằng cấp chuyên môn không phù hợp với vị trí công tác, đồng thời loại bỏ được những công chức yếu kém về năng lực, phẩm chất.

Thứ ba, tiêu chuẩn hóa chức danh còn là cơ sở nâng cao động lực để công

chức tiếp tục phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nỗ lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, rèn luyện phẩm chất, nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân. Do đó sẽ nâng cao được hiệu quả công tác.

- Tăng cường sự giám sát của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể

đối với công chức, phát huy dân chủ ở cơ sở, vai trò giám sát của hệ thống chính trị

trong công tác quản lý công chức, rèn luyên về phẩm chất đạo đức, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý những công chức không đủ năng lực, suy thoái về đạo đức, lối sống, phẩm chất, tham nhũng, lãng phí, mất lòng tin với nhân dân.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ. Phía đông nam giáp biển Đông, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía

bắc giáp tỉnh Hà Nam.

Tỉnh Nam Định gồm 10 đơn vị hành chính với 1 thành phố và 9 huyện. Đó là thành phố Nam Định, các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản với 230 xã, phường, thị trấn. Đây là tỉnh có các đặc điểm của đồng bằng Bắc bộ. Do đó, đội ngũ công chức cấp xã cũng có những đặc điểm riêng biệt ở mỗi vùng. Trong những năm qua, Nam Định đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng, thể hiện:

- Chính sách đãi ngộ: Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến

khích đãi ngộ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn nhân lực về công tác tại Tỉnh, cũng như có chế độ chính sách đối với công chức tại địa phương. Ví dụ: Quyết định số 1586/2011/QĐ-UBND ngày 06/6/2011 của UBND tỉnh Nam Định...;

- Tiêu chuẩn hóa các chức danh: Cũng như tỉnh Điện Biên, tỉnh Nam Định

đã ban hành quy định tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thực hiện thi tuyển một số chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã, cũng như thi tuyển, xét tuyển công chức cấp xã tại địa phương;

- Khuyến khích tinh thần tự học tập: Đề cao việc tự học tập, tự rèn luyện của

công chức xã; đề cao trách nhiệm cá nhân và tăng cường sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cấp trên trong xây dựng đội ngũ công chức xã;

- Luân chuyển, đề bạt: Tỉnh thực hiện chế độ luân chuyển, đề bạt công chức

từ cấp xã lên cấp huyện, tỉnh. Đồng thời, luân chuyển cán bộ từ tỉnh, huyện xuống cơ sở, qua đó tạo cho công chức được tiếp xúc với cơ sở, được đào tạo qua thực tiễn công tác.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển. Kiên Giang là vùng đất thuộc trấn Hà Tiên cũ do Mạc Cửu khai phá vào thế kỷ XVII. Đầu thế kỷ XVIII, Mạc

Cửu được chúa Nguyễn thuần phục. Thời vua Minh Mạng, Hà Tiên là 1 trong 6 tỉnh Nam Kỳ. Sau năm 1975 thành lập tỉnh Kiên Giang cho đến ngày nay. Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó có 01 thành phố thuộc tỉnh (Thành phố Rạch Giá), 01 thị xã (Thị xã Hà Tiên) và 13 huyện (trong có 02 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải) với tổng số 145 xã, phường, thị trấn; có tổng diện tích tự nhiên là 634.852,67 ha, bờ biển hơn 200km với hơn 137 hòn, đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là Phú Quốc diệ ảo đất lớn nhất Việt Nam.

Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là quê hương của thi sĩ Đông Hồ, là nơi phát tích của Tao Đàn Chiêu Anh Các vang bóng một thời. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh". Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều người biết đến qua danh thắng du lịch nổi tiếng là Hòn Phụ Tử và đảo Phú Quốc. Ngoài ra, Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về thuỷ sản. Thành phố Rạch Giá của Kiên Giang là một thành phố biển duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapo, Chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài. Kiên Giang là 1 tỉnh có nhiều thành phần dân tộc sinh sống.

Trong thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao động lực làm việc cho công chức cấp xã của tỉnh, cụ thể như tỉnh đã ban hành Quyết định số 86/2013QĐ-UBND về quy chế tuyển dụng công chức cấp xã, phường của tỉnh, từ đó, tiêu chuẩn hóa chức danh, thực hiện đánh giá công chức theo các tiêu chí cụ thể, cũng như làm cơ sở để khen thưởng, đề bạt và luân chuyển cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 48 - 51)