Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 91 - 94)

Như đã phân tích, khi công chức có trình độ chuyên môn cao hơn so với đòi hỏi công việc họ nắm giữ thì họ sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng nhàm chán và thiếu động cơ làm việc. Nhưng nếu trình độ chuyên môn của người lao động thấp hơn yêu cầu của công việc thì họ thường xuyên gặp khó khăn, thiếu sót trong công

Do đó, cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ công chức phường. Muốn vậy, đào tạo bồi dưỡng công chức phù hợp với nhu cầu của thực tế đồng thời cũng phải tính đến hiệu quả sau đào tạo, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, thiếu định hướng hay quá khắt khe, kìm hãm sự phát triển của công chức, không tạo được động lực làm việc, tránh trường hợp đào tạo lệch hướng, không sát với nhu cầu thực tế và gây lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực. Cần chú ý tới các đối tượng công chức có trình độ dưới đại học ở một số phòng để khuyến khích, tạo điều kiện cho họ đi học nâng cao trình độ.

Đối với hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao cần chú trọng bồi dưỡng các nghiệp vụ mà công chức phường còn yếu như kỹ năng tin học, bồi dưỡng các nghiệp vụ chuyên môn liên quan trực tiếp đến công việc, nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, áp dụng sáng kiến cải tiến trong thực hiện công việc.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức phường trọng tâm cần hướng vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ

công chức phường về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Việc nhận thức đúng đắn sẽ là cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương;

Thứ hai: Rà soát lại tổng thể đội ngũ cán bộ công chức phường trên địa bàn

Thành phố về số lượng, chất lượng theo từng nhóm chức danh, gắn với vị trí công việc hiện tại của họ để xác định rõ những mặt hạn chế và yếu kém. Dựa vào các tiêu chí nói trên để đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa sử dụng lâu dài, hay bổ sung, thay thế; chú trọng đến cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ là nữ;

Thứ ba: Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức phường là nhằm

trang bị, củng cố và nâng cao kiến thức, năng lực thực tiễn, điều hành và hoạt động công vụ. Do đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ tại cơ sở. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công tác, ưu tiên các kỹ năng cán bộ còn yếu như giao tiếp, tiếp dân, đề xuất, giải quyết công việc;

Thứ tư: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của Thành phố cần gắn liền với xem xét phân loại nhu cầu đào tạo của cán bộ công chức phường. Xem xét nhu cầu nào là quan trọng, là cần thiết và trước mắt, nhu cầu nào cần đào tạo ngay, nhu cầu nào có thể lùi lại để có thứ tự ưu tiên do hiện nay trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức phường thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai còn chưa hợp lý, ở một số nơi do thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn theo chức danh đã bố trí công chức Tư pháp - Hộ tịch kiêm Phó chỉ huy trưởng quân sự phường làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Trong điều kiện kinh phí của Thành phố dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế thì bên cạnh việc cử cán bộ công chức đi học tập thì cần có cơ chế đặc biệt khuyến khích cán bộ không ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có thể áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Học tập trung, học ngoài giờ; học tại chức, từ xa, liên thông… Đây là biện pháp giải quyết nhu cầu đào tạo đỡ tốn chi phí nhất;

Thứ năm: Chú trọng đặc biệt vào chương trình và khâu biên soạn tài liệu đào

tạo, bồi dưỡng. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mới theo hướng thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo. Hướng tới sửa đổi, bổ sung vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức phường phù hợp theo từng chức danh, vị trí việc làm.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần xác định đến tính đặc thù của của cán bộ cấp phường là địa bàn miền núi còn có những yếu kém về trình độ học vấn, nghề nghiệp và kiến thức bổ trợ nên tài liệu cần được xây dựng phù hợp, gắn lý luận với thực tiễn, chú ý rèn luyện những kỹ năng cần thiết của cán bộ, công chức phường;

Thứ sáu: Chú trọng vào xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên làm

công tác giảng dạy tại trường chính trị tỉnh, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác trên địa bàn Thành phố có cơ cấu hợp lý, có trình độ, năng lực thực tiễn.

Bên cạnh đó, cần chú trọng vào đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, hiện đại. Việc giảng dạy nên kết hợp mời các cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn về quản lý trên địa bàn đến trao đổi với học viên trong các chuyên đề bồi dưỡng;

Thứ bảy: Cần đánh giá tổng quát khách quan và minh bạch chất lượng cán bộ công chức phường sau đào tạo, bồi dưỡng đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ công chức phường sau đào tạo, bồi dưỡng từ đó có những điều chỉnh kịp thời với hoạt động này tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)