Tầm quan trọng của động lực làm việc của công chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 39)

Động lực làm việc của công chức phường có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả làm việc của cơ quan, tổ chức hành chính, nên động lực làm việc của họ luôn được quan tâm ở bất cứ tổ chức nào. Đây được coi là một trong những chức năng quan trọng của nhà quản lý, cho dù đó là tổ chức của nhà nước hay tổ chức tư nhân. Việc nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ công chức phường có tầm quan trọng đặc biệt, vì họ là bộ phận quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Điều này luôn luôn đúng với bất cứ tổ chức nào, nhưng đối với tổ chức nhà nước cấp phường điều này quan trọng hơn, bởi vì nếu công chức phường không có động lực làm việc thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cơ quan nhà nước và có tác động không tốt đến xã hội, đến công dân - đối tượng phục vụ của các cơ quan Nhà nước.

Cơ quan nhà nước (CQNN) là những tổ chức do nhà nước thành lập để thực thi quyền lực nhà nước, hoạt động mang tính phục vụ công với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Nếu công chức phường thiếu động lực làm việc, quyền lực và pháp luật của nhà nước có thể bị vi phạm, CQNN hoạt động không những không hiệu quả, gây lãng phí lớn cả về tài lực lẫn vật lực mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân vào Nhà nước.

Công cuộc cải cách hành chính (CCHC) hiện nay ở nước ta sẽ không thể thành công nếu không có đội ngũ công chức phường có đủ năng lực, trình độ và động lực làm việc. Đội ngũ công chức phường là chủ thể của các hành động trong

quá trình thực hiện CCHC. Họ là người tổ chức triển khai các quy định về sử dụng các nguồn lực trong quá trình quản lý, nói cách khác công chức phường người đề ra các quy định và họ cũng chính là người thực thi các quy định đó.

Trình độ, năng lực của công chức phường có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN. Tuy nhiên, đội ngũ công chức phường có năng lực, trình độ chưa hẳn đã làm cho hiệu quả quản lý hành chính (QLHC) được nâng lên nếu bản thân người công chức phường thiếu động lực làm việc. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và thực hiện thành công công cuộc CCHC nhà nước, trước hết cần phải quan tâm nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ này.

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của công chức phƣờng

1.3.1. Các yếu thuộc về cá nhân công chức phường

Thứ nhất: Giá trị cá nhân mà mỗi người tôn trọng

Giá trị cá nhân là những phẩm chất trong tư cách một con người. Mỗi khi lựa chọn công việc, lựa chọn bạn bè, các mối quan hệ và môi trường làm việc chính là do giá trị mà ta theo đuổi quyết định. Nói cách khác, giá trị này chi phối tất cả quyết định và hành động, thậm chí là cả thách thức ta đưa ra quyết định. Chính giá trị mà mỗi công chức phường tôn trọng sẽ quy định hành động của họ thái độ và động lực làm việc. Giá trị mà cá nhân theo đuổi tạo nên niềm tin và nâng cao động lực làm việc. Giá trị cá nhân phù hợp với giá trị của tổ chức thì cá nhân đó sẽ gia nhập và phấn đấu cho mục tiêu của tổ chức.

Nếu UBND phường hiểu rõ và tôn trọng giá trị cá nhân của mỗi công chức phường thì chắc chắn sẽ phát huy được những phẩm chất tốt đẹp ở nơi họ, từ đó mỗi công chức phường sẽ nỗ lực và làm việc với trách nhiệm cao, tức là gây dựng được động lực làm việc trong mỗi công chức phường.

Thứ hai: Tính cách cá nhân

Tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và suy nghĩ của một người để suy ra tính cách người đó và cuối cùng là kết luận về bản

chất người đó.

Tính cách của một người nếu phù hợp với đặc điểm môi trường và những quy định của một tổ chức thì người đó sẽ chấp nhận và tích cực đóng góp vào việc thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức.

Thứ ba: Năng lực cá nhân

Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của một loại hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất của cá nhân, nó không phải hoàn toàn do tự nhiên, mà phần lớn do tập luyện mà có. Các năng lực cá nhân này sẽ giúp cho mỗi cá nhân có được những kiến thức tốt hơn, thái độ tốt hơn và những kỹ năng hoàn thiện hơn trong học tập và làm việc. Vì vậy, nói đến năng lực không chỉ bao hàm có trình độ mà còn đòi hỏi kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn của người công chức phường.

Trong quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước ở cơ sở nói riêng, việc am hiểu kiến thức xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt là sự am hiểu về phong tục, tập quán của nhân dân, về đối tượng và đặc điểm của quản lý nhà nước ở cơ sở. Kiến thức xã hội rất rộng, nó là tổng hợp tất cả các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật… được công chức cấp xã thu thập, tổng hợp một cách có hệ thống, logic và được sử dụng một cách có hiệu quả trong thực tế công tác. Do cấp xã nói chung và phường nói riêng là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính nhà nước, là nơi mà tất cả các hoạt động quản lý nhà nước đều trực tiếp tác động đến nhân dân nên việc am hiểu phong tục, tập quán là rất quan trọng. Nó là cơ sở để có những quyết định quản lý, biện pháp tác động chính xác và phù hợp. Điều này lý giải tại sao nhiều nhà lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn mặc dù có tư duy, trình độ chuyên môn tốt, kỹ năng giỏi nhưng khi gắn việc thực hiện nhiệm vụ với một địa phương nào đó lại không phát huy được sở trường công tác của mình do không am hiểu tường tận văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

Nếu năng lực công chức phường phù hợp với đòi hỏi của tổ chức thì họ sẽ phát huy được trong công việc. Mặt khác, khi đã có năng lực phù hợp thì con người ta cố gắng phát huy cao nhất và chính điều đó góp phần nâng cao động lực làm việc

để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường làm việc của công chức phường

1.3.2.1. Môi trường, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến Môi trường, điều kiện làm việc

Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài).

Môi trường làm việc đối với công chức phường (được tiếp cận là môi trường bên trong) bao gồm: Cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên… trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động, bao gồm các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có tác động tới trạng thái chức năng cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ ở hiện tại và trong tương lai. Nếu môi trường làm việc thuận lợi, phù hợp, các thành viên trong tổ chức sẽ cảm thấy thoải mái về tinh thần, giảm stress, có khả năng phục hồi làm việc cao... qua đó động lực làm việc sẽ tăng lên.

Môi trường làm việc tốt là một yếu tố góp phần tạo nên động lực làm việc cho công chức phường. Ngược lại, nếu môi trường làm việc hạn chế, thiếu thốn điều kiện, trang thiết bị, thiếu sự hợp tác giữa các thành viên vừa ảnh hưởng đến kết quả làm việc, vừa làm cho công chức phường cảm thấy chán nản, thiếu động lực làm việc.

Cơ hội thăng tiến

Động lực làm việc của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung chịu tác động rất lớn của những cơ hội thăng tiến. Đó có thể là thăng tiến trong

một ngạch bậc lương, đề bạt từ ngạch thấp đến ngạch cao đòi hỏi thông qua các kỳ thi tuyển, thăng tiến trong một chức vụ chuyên môn, chính trị,... Những cơ hội thăng tiến này cũng là yếu tố thúc đẩy, tạo động lực làm việc hăng say cho công chức.

Đối với công chức phường, cơ hội thăng tiến là động lực phấn đấu rất quan trọng, nó khẳng định những gì công chức có thể làm được, đạt được và mong muốn những vị trí cao hơn họ có thể đảm nhận. Cơ hội thăng tiến có thể là việc được xếp vào ngạch công chức, nâng ngạch lương, luân chuyển, quy hoạch để đảm nhận những vị trí cán bộ chủ chốt của Đảng và chính quyền hoặc được điều động, luân chuyển công tác lên các cấp cao hơn.

1.3.3.2. Phong cách lãnh đạo, văn hoá tố chức Phong cách lãnh đạo

Có 3 phong cách lãnh đạo cơ bản: Phong cách lãnh đạo chuyên quyền, Phong cách lãnh đạo dân chủ, Phong cách lãnh đạo tự do. Tuy nhiên, có thể thấy, không có phong cách lãnh đạo nào là hoàn hảo, là tối ưu trong mọi trường hợp. Người lãnh đạo cần xác định cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp nhất với đặc điểm của tổ chức mình, với môi trường làm việc để có thể phát huy cao nhất khả năng của bản thân nhà lãnh đạo cũng như khai thác năng lực, tiềm năng của nhân viên, lôi cuốn họ vào việc đạt mục tiêu của tổ chức. Khi cấp dưới luôn cảm thấy họ có ý nghĩa, họ là một phần của công việc, của tổ chức, họ thấy hưng phấn trong công việc cũng có nghĩa là họ có động lực để làm việc.

Văn hóa tổ chức

Là toàn bộ các giá trị được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, đó là các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của tổ chức trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Văn hóa tổ chức là điều khó thấy, khó nhận biết, tiềm ẩn nhưng sự tồn tại, sự hiện diện của nó đều được tất cả mọi người thừa nhận. Sự ảnh hưởng của văn hóa tổ chức tới các hoạt động của tổ chức được biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều góc độ với những mức độ khác nhau. Với động lực làm việc của người lao động trong tổ chức, văn hóa tổ chức cũng có những ảnh hưởng khá rõ ràng.

1.3.3. Các yếu tố thuộc về bản thân công việc của công chức phường

Như đã phân tích ở trên, các học thuyết của McGregor, Maslow, Herzberg và Hackman, Oldman đã đề cập đến tạo động lực làm việc thông qua sự hứng thú trong công việc, sự thành đạt, sự công nhận, trách nhiệm và sự tiến bộ trong công việc. Do đó, đây đã chỉ trong công việc của người lao động nói chung và công chức nói riêng có những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ. Thể hiện ở các khía cạnh sau [7]:

- Sự đa dạng của công việc: Sự đa dạng của công việc độ đa dạng cao

thường được xem là có tác dụng kích thích, bởi vì sử dụng hết mọi khả năng của người lao động;

- Tính ổn định và mức độ tự chủ khi thực hiện công việc: Nếu công việc có

tính ổn định và mức độ tự chủ cao sẽ tác động tích cực đến kinh nghiệm và khả năng làm việc của người lao động, người lao động yên tâm công tác và sẽ phát huy hết khả năng làm việc của mình;

- Mức độ rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm trong công việc: Mỗi công việc

khác nhau sẽ yêu cầu về ý thức trách nhiệm, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công việc các yêu cầu về nhiệm vụ, trách nhiệm đối với từng loại công việc phải rõ ràng. Các cá nhân càng rõ ràng về nhiệm vụ và trách nhiệm họ phải làm bao nhiêu, họ càng chủ động để thực hiện công việc bấy nhiêu.

Công chức phường là lực lượng quản lý nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, bên cạnh đó công chức phường phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn, nhịp độ làm việc cao, đặc biệt là phải thực hiện các công việc với nhiều nhóm kỹ năng tác nghiệp khác nhau, từ quản lý, theo dõi, điều tra, xây dựng văn bản báo cáo đến việc thực hiện các công tác giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, gia đình, truyền thông…

Công chức phường là những người trực tiếp thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, chủ trì, phối hợp với tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn. Đồng thời theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, trực tiếp đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối

với người hưởng chính sách xã hội, người có công, quản lý nghĩa trang liệt sĩ, thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Hoạt động thực thi công vụ của công chức phường là hoạt động đa dạng, phức tạp. Môi trường làm việc, đối tượng tiếp xúc của công chức xã rất rộng, là người “làm dâu trăm họ”, họ phải chăm lo giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội ở địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh... Những công việc lại mang tính bất thường, thụ động theo yêu cầu của nhân dân (khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, giải quyết các vấn đề đất đai, môi trường…

Những đặc điểm này có tác động đến động lực làm việc của công chức phường.

1.3.4. Các yếu tố thuộc về chính sách, quy định của nhà nước

1.3.4.1. Tuyển dụng, bố trí sử dụng công chức phường

Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, được thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch sẽ khuyến khích những người có năng lực và phẩm chất, có nhu cầu công tác thực sự, có tâm huyết với công việc ở cơ sở tham gia thi tuyển, xét tuyển, và do đó sẽ có được những công chức thực sự có trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất tốt và có động lực làm việc đúng đắn đáp ứng yêu cầu công tác.

Khi người lao động nói chung và công chức phường nói riêng nhận được công việc phù hợp với khả năng, sở trường của họ thì họ sẽ phát huy năng lực làm việc của họ một cách tối đa dù trong những điều kiện bình thường nhất. Ngược lại, nếu người lao động được phân công một công việc yêu cầu năng lực thấp hơn năng lực của họ thì không những dẫn đến sự lãng phí trong sử dụng năng lực của người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 39)