Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 51 - 55)

1.4. Kinh nghiệm nâng cao động lực làm việc cho công chức phường của một

1.4.2. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của 3 tỉnh Điện Biên, Nam Định và Kiên Giang trong việc nâng cao động lực làm việc cho công chức phường, có thể rút ra một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, các tỉnh trên đều có địa bàn rộng, kinh tế còn nhiều khó khăn, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo khác nhau cùng sinh sống; nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kết cấu hạ tầng thấp kém (trừ một phần khu vực thành phố của tỉnh Nam Định). Do đó, động lực làm việc của công chức phường phải tùy tình hình thực tế từng địa phương, địa bàn mà có sự tác động cho phù hợp.

Thứ hai, các tỉnh đều thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh công chức

phường, điều này tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng, bố trí và sử dụng công chức. Tuy nhiên, một thực tế là các địa phương trên rất đa dạng về thành phần dân tộc tại chỗ, điều này đòi hỏi phải có phương pháp nâng cao động lực làm việc riêng cho từng đối tượng và đặc biệt, phải khuyến khích được người dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia vào hệ thống chính quyền cơ sở.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức phường được triển khai, thực

hiện theo nội dung, cập nhật chương trình mới, lấy nhu cầu thực tế của công chức và các tình huống thực tế phát sinh ở cơ sở làm tiêu chuẩn, căn cứ để thực hiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng vì vậy kết quả đào tạo, bồi dưỡng tương đối hiệu quả.

Thứ tư, việc nâng cao động lực làm việc cho công chức của các địa phương

ngoài chú ý vào chế độ đãi ngộ, đào tạo, luân chuyển và đề bạt, các địa phương trên luôn quan tâm đến việc đánh giá công chức phường, cũng như thực hiện chế độ khen thưởng, động viên kịp thời.

Như vậy, có thể thấy các tỉnh trên đều khá tương đồng với tỉnh Lào Cai. Việc nâng cao động lực làm việc cho công chức cấp xã nói chung và đội ngũ công chức phường nói riêng của các tỉnh đều tập trung vào công tác đào tạo bồi dưỡng, khuyến khích tinh thần tự học tập, tiêu chuẩn hóa các chức danh, thực hiện chế độ tuyển dụng theo quy trình và thực hiện các chế độ đãi ngộ phù hợp, cùng với đó là thực hiện giám sát việc thực thi công vụ của công chức.

Qua kinh nghiệm của một số tỉnh trên về công tác tạo động lực làm việc cho công chức xã nói chung và đặc biệt là công chức của các phường, tỉnh Lào Cai (thực tế là thành phố Lào Cai) có thể rút ra các bài học kinh nghiệm và vận dụng việc nâng cao động lực làm việc cho công chức phường phù hợp hơn với tình hình thực tế của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước ở cơ

sở. Cụ thể như sau:

- Căn cứ vào thực tế tình thực tế điều kiện kinh tế - xã hội của các phường trên địa bàn thành phố Lào Cai để có những biện pháp phù hợp trong tạo động lực làm việc cho công chức của mỗi phường;

- Do đặc thù điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố thuôc miền núi, có nhiều dân tộc sinh sống vì vậy cần có những biện pháp phù hợp với đặc điểm công chức của từng phường để khuyến khích, tạo động lực cho công chức phường làm việc. Đặc biệt trú trọng đến vận động người dân tộc thiểu số tham gia vào đội ngũ công chức phường;

- Trình độ đội ngũ công chức phường của Thành phố so với mặt bằng chung trong cả nước vẫn còn hạn chế. Vì vậy thành phố Lào Cai cần căn cứ vào chất lượng công chức của mỗi phường trên địa bàn thành phố và thực tế yêu cầu công việc đối với công chức để có mục tiêu, phương hướng tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ công chức phường;

- Cần tranh thủ mọi nguồn lực có thể để tăng cường cho công tác khen thưởng, đãi ngộ cho đội ngũ công chức phường. Trong công tác khen thưởng, kỷ luật cũng như đề bạt cần bảo đảm tính kịp thời và công bằng, dân chủ.

Tiểu kết chƣơng 1

Công chức phường được hiểu là những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND phường. Đó là lực lượng trực tiếp tiếp xúc, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của người dân, họ là cầu nối giữa nhân dân với Nhà nước trong việc triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, họ là những người phản hồi lại cho Nhà nước những ý kiến, kiến nghị của nhân dân, từ đó Nhà nước điều chỉnh các chính sách sao cho phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất.

Trong chương 1, Luận văn đã đưa ra những nội dung cơ bản về công chức phường, những vấn đề động lực và nâng cao động lực làm việc cho công chức hành chính nói chung, công chức phường nói riêng. Trên cơ sở đó, đã nêu lên các tiêu chí để đánh giá động lực làm việc của công chức phường, các biện pháp nâng cao động lực cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ. Đồng thời qua công tác khảo cứu, tác giả cũng đã dẫn chứng ra 3 địa phương có đặc điểm khá tương đồng với Lào Cai đã thực hiện việc nâng cao động lực làm việc cho công chức phường và đã mang lại những hiệu quả bước đầu.

Những nội dung về lý luận và pháp lý liên quan đến công chức phường và nâng cao động lực làm việc được đề cập đến trong Chương 1 là cơ sở cần thiết để phân tích đánh giá thực trạng động lực và nâng cao động lực làm việc cho công chức phường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai trong Chương 2, cũng như xây dựng phương hướng và giải pháp nâng cao động lực làm việc cho công chức phường, thành phố Lào Cai sẽ được đề cập đến trong Chương 3 của Luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC PHƢỜNG, THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai và ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên này đến động lực làm việc của công chức phƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 51 - 55)