Công chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 31 - 35)

1.2.1.1. Khái niệm

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định về khái niệm này như sau: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Theo nghĩa rộng, công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công, được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Như vậy: Những chức vụ thuộc cơ chế bầu cử thì những người đảm nhiệm chỉ theo nhiệm kỳ nên không thuộc khái niệm công chức.

Theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008, công chức cấp xã, phường, thị trấn gồm 7 chức danh tuy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu 12 phường/17 xã, phường thành phố Lào Cai, cho nên phường không có chức danh “Trưởng Công an xã” mà phường có lực lượng Công an chính quy, do đó trong nội dung Luận văn học viên không nghiên cứu chức danh này. Các chức danh chuyên môn của phường như sau:

- Công chức Văn phòng - Thống kê; - Công chức Địa chính - Xây dựng; - Công chức Tài chính - Kế toán; - Công chức Tư pháp - Hộ tịch; - Công chức Văn hóa - Xã hội;

- Chỉ huy trưởng Quân sự phường.

Công chức phường làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của UBND phường, có trách nhiệm tham mưu UBND phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước (QLNN) về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND phường giao. Công chức phường được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Từ những phân tích, luận giải ở trên có thể rút ra khái niệm công chức phường như sau: Công chức phường là những người được tuyển dụng đảm nhiệm các chức danh chuyên môn thuộc UBND phường để triển khai, thực hiện nhiệm vụ

QLNN ở địa phương.

1.2.1.2. Vị trí, vai trò của công chức phường * Vị trí của công chức phường

Chính quyền phường là cấp thấp nhất của hệ thống các cơ quan nhà nước, là cầu nối trực tiếp giữa Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn, là cơ quan nhà nước sâu sát và nắm chắc tình hình dân cư nhất, là nơi thể hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân địa phương. Chính quyền phường đảm nhiệm vai trò là đối tượng thu thập và phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng đó để giúp Đảng, Nhà nước có hướng đề ra các chủ trương, biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp với thực tế đời sống nói chung và các đặc điểm đời sống của nhân dân vùng miền khác nhau nói riêng. Chính quyền phường là biểu hiện rõ nhất, tập trung nhất tính ưu việt của chế độ. Hồ Chí Minh khẳng định: "Cấp xã, phường là cấp gần dân nhất,

là nền tảng của hành chính. Cấp xã, phường làm được thì mọi việc đều xong xuôi".

Mọi hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền phường sẽ tác động trực tiếp đến đời sống xã hội và công dân trên địa bàn. Do đó, về nguyên tắc, đòi hỏi phải xây dựng một chính quyền phường giỏi về chuyên môn và thành thạo các hoạt động

quản lý nhà nước ở địa phương.

Xã, phường, thị trấn (thường gọi chung là cấp xã) có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay. Chính quyền phường có chức năng: Bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của chính quyền Nhà nước cấp trên; quyết định và đảm bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khả năng và tiềm năng của địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã và làm tròn nghĩa vụ của địa phương với Nhà nước...

Công chức phường là bộ phận công chức làm việc ở cấp cuối cùng trong bộ máy hành chính nhà nước, vừa có những thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong công việc. Gần dân hàng ngày sẽ hiểu dân, hiểu thực tiễn hơn, nhưng cũng dễ sa đà, chịu ảnh hưởng của thói quen, tập tục địa phương. Ở cơ sở nên cũng gặp khó khăn về giờ giấc, về quy chế, về sự ảnh hưởng của yếu tố tình cảm làng xã.

* Vai trò của công chức phường

Hiện nay, việc quy định vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã, phường tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BN ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Các quy định chức trách, nhiệm vụ đối với CBCC tương đối cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, ở các địa phương ở một số vị trí còn thiếu CBCC trầm trọng đang gây tình trạng tồn đọng công việc, giải quyết công việc thiếu chuyên nghiệp như vị trí văn phòng Đảng ủy. Ở một số nơi việc sắp xếp, bố trí kiêm nhiệm thiếu hợp lý: Như bố trí công chức Tư pháp - Hộ tịch kiêm Phó chỉ huy trưởng quân sự phường. Nếu ghép hai chức danh có tính chất công việc cùng đòi hỏi phải đảm nhiệm nhiệm vụ thường xuyên sẽ không bảo đảm hiệu quả hoạt động của cả hai lĩnh vực quản lý nhà nước, hơn nữa dẫn đến tình trạng lãng phí cán bộ, trong khi ở các vị trí cần thiết thì thiếu hụt.

Chính quyền phường là của chính quyền Nhà nước ở cơ sở, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy Nhà nước, là chỗ dựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

chức năng làm cầu nối giữa công dân với Nhà nước. Họ là những cán bộ trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, giải quyết mọi nhu cầu của dân cư, bảo đảm sự phát triển kinh tế của địa phương, duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn. Thực tế đã chứng minh, họ có khả năng tổ chức, tập hợp và huy động mọi nguồn lực ở địa phương để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở.

Công chức phường là những người chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước ở cơ sở. Họ là cầu nối giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân. Bởi vậy, công chức phường là những người gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, hàng ngày chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên chính quyền cấp trên những kiến nghị, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân.

Đội ngũ công chức phường có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp cơ sở, trong hoạt động thi hành nhiệm vụ, công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp phường nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ công chức phường. Vì vậy, họ được xem là nhân tố chủ yếu, hàng đầu của bộ máy chính quyền cấp cơ sở, là người tổ chức và điều hành hoạt động của bộ máy chính quyền cấp phường.

Công chức phường có vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân đồng thời trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, Đảng ta xác định đầu tư xây dựng đội ngũ công chức phường có phẩm chất, đạo đức và năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới mang ý nghĩa như sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở trong công tác cán bộ.

1.2.1.3. Đặc điểm của công chức phường

Đội ngũ công chức phường phải thực sự có khả năng tổ chức, lôi cuốn, phát động phong trào; có khả năng theo dõi, kiểm tra và nhân rộng các phong trào tốt;

biết khai thác tối đa nguồn lực vật chất, tinh thần nội lực ở cơ sở. Hiệu lực của chính quyền cơ sở tùy thuộc trước hết vào năng lực của đội ngũ cán bộ này.

Đội ngũ công chức phường là một bộ phận của đội ngũ CBCC thực thi công vụ trong hệ thống chính trị ở nước ta; Là những người cung ứng dịch vụ công; Là một đội ngũ chuyên nghiệp và được Nhà nước đảm bảo lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ.

Yếu tố quản lý của công chức phường rất đặc biệt, nó bị chi phối mạnh mẽ bởi các mối quan hệ cộng đồng gắn bó chằng chịt, những thói quen, lệ làng… hay nói cách khác bên cạnh việc bị chi phối bởi các thiết chế chính thức còn bị chi phối bởi các thiết chế phi chính thức trong đó có cả những quy định và thiết chế do chính những thành viên trong cộng đồng lập ra vô cùng phong phú, đa dạng.

- Công chức phường thường phải đảm nhiệm nhiều công việc chuyên môn, hoặc một mình làm một công việc chuyên môn ở cấp cơ sở.

- Nhiều trường hợp làm việc trên địa bàn cư trú nên có mối quan hệ tình cảm, họ hàng thân thuộc với dân cư trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 31 - 35)