Thực trạng mức độ quan tâm, tham gia vào công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 64 - 68)

Mức độ quan tâm, tham gia vào công việc của công chức phường được thể hiện thông qua nhận thức về yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ được giao, sự yêu thích công việc và mức độ hoàn thành công việc. Mức độ quan tâm đến công việc là một trong những điều kiện rất cần thiết tạo cho công chức phường có động lực làm việc và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả nghiên cứu, khảo sát các biểu hiện này đối với công chức phường ở thành phố Lào Cai cụ thể như sau:

- Về nhận thức về yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ được giao

Đội ngũ công chức phường là một bộ phận của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại cơ sở.

Hiện nay đội ngũ công chức phường đã được chuẩn hóa về trình độ, năng lực, phẩm chất và có nhận thức đúng đắn về công việc của mình: Đó là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.

Đội ngũ công chức phường là những người trực tiếp thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư; là người chủ trì, phối hợp thường xuyên với tổ trưởng các tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở tổ dân phố và thực hiện công tác tại địa bàn. Đồng thời theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, trực tiếp đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội, quản lý nghĩa trang liệt sĩ, thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Với chức trách nhiệm vụ như vậy, công chức phường phải đảm nhiệm khối lượng công việc khá lớn, nhịp độ làm việc cao, đặc biệt là phải thực hiện các công việc với nhiều nhóm kỹ năng tác nghiệp khác nhau, từ quản lý, theo dõi, điều tra, xây dựng văn bản báo cáo, đến việc thực hiện các công tác giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, gia đình, truyền thông... Là vị trí gần dân nhất, trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đòi hỏi họ phải có nhận thức chính trị đúng đắn, kiến thức sâu rộng và phải có phương pháp, kỹ năng công tác.

Thực tế cho thấy, đối với công chức phường khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ có những lúc, những công việc chưa hoàn thành tốt không phải do thiếu kiến thức và sự nhiệt tình, trách nhiệm hay phương tiện, vật chất bảo đảm mà còn do phong cách làm việc chưa phù hợp. Do đó, công chức phường phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và ý nghĩa về công việc của mình trong việc tham mưu cho lãnh đạo UBND phường thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực mình phụ trách:

- Lập kế hoạch hàng năm; quản lý thực hiện kế hoạch; - Thu thập, xử lý thông tin và viết báo cáo;

- Huy động, kết nối, điều phối nguồn lực;

- Ứng dụng CNTT vào thực hiện quản lý nhà nước;

trách nhiệm khi thực thi công vụ;

- Có ý thức về việc xây dựng văn hóa và hình ảnh của người công chức phường đối với nhân dân.

Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, việc nhận thức rõ về công việc được giao là rất cần thiết, thể hiện mức độ quan tâm đến công việc.

Với câu hỏi “Mức độ am hiểu của ông/bà về công việc mình đang đảm nhận” kết quả thu được là:

ức độ am hiểu của công chức phƣờng về công việc đang đảm nhận

ĐVT: Người

Hiểu rất rõ Hiểu rõ Hiểu sơ qua Không hiểu

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 28 16,67 77 45,83 63 37,50 0 0

(Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát, năm 2017)

Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ là yếu tố rất quan trọng đối với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của công chức. Khi công chức nắm rõ nhiệm vụ của mình là gì, nắm được cách thức để thực hiện và hoàn thành công việc đó giúp cho họ làm việc một cách khoa học, tiết kiệm thời gian.

Từ kết quả trên cho thấy công chức phường của thành phố Lào Cai đã nhận thức tương đối tốt về công việc đang đảm nhận. Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ (37,5%) có nhận thức chưa tốt về công việc, thể hiện họ chưa quan tâm đến công việc. Điều này thể hiện động lực làm việc của một bộ phận công chức phường còn thấp.

- Sự yêu thích công việc

Từ kết quả khảo sát của tác giả về lý do lựa chọn công việc, không phải tất cả công chức phường vào làm tại phường đều ưa thích công việc, mà có nhiều lý do như công việc ổn định, thời gian làm việc linh hoạt, cơ hội thăng tiến, có cơ hội học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, qua khảo sát của tác giả về lý do tại sao công chức phường chọn vào làm việc tại các phường, thành phố Lào Cai sự ưa thích công việc là tương đối thấp. Cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Lý do chọn công việc của công chức phƣờng, thành phố Lào Cai ĐVT: Người Tổng số công chức Công việc ổn định (%) Phù hợp với khả năng (%) Có cơ hội học tập nâng cao trình độ (%) Ƣa thích công việc (%) 168 65% 37,2% 52% 20,4%

(Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát, năm 2017)

Qua bảng 2.8 cho thấy: Lý do công chức phường thành phố Lào Cai chọn vào làm việc là do công việc ổn định chiếm 65%, công chức phường chọn công việc do phù hợp với khả năng là 37,2%, có cơ hội học tập nâng cao trình độ là 52%, ưa thích công việc là 20,4%.

Như vậy, công chức phường chọn việc chủ yếu do công việc ổn định, có sự ưa thích công việc là rất thấp. Bên cạnh đó, một số công chức phường không được bố trí vào những việc làm phù hợp với sở trường, trình độ chuyên môn được đào tạo, đặc biệt tập trung vào nhóm Tư pháp - Hộ tịch và Văn phòng - Thống kê. Điều này cũng làm cho công chức chán nản và không thực sự yêu thích công việc mình đang làm.

- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bảng 2.9: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao của công chức phƣờng, thành phố Lào Cai

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Công chức Tỉ lệ (%)

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 15 8,92

Hoàn thành tốt nhiệm vụ 50 29,76

Hoàn thành nhiệm vụ 75 44,64

Hoàn thành thấp nhiệm vụ 20 11,91

Không hoàn thành nhiệm vụ 8 4,77

Cộng: 168 100%

(Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát, năm 2017)

Qua bảng 2.9 cho ta thấy: Trong số công chức phường, thành phố Lào Cai được hỏi chỉ có 8,92% trả lời là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 29,76% trả lời là

hoàn thành tốt; có 44,64% trả lời hoàn thành nhiệm vụ; 11,91% trả lời hoàn thành thấp và 4,77% trả lời không hoàn thành.

Như vậy, số công chức phường hoàn thành nhiệm vụ, làm việc ở mức “cầm chừng” là rất lớn, chiếm hơn 44,64%, điều này có thể thấy mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức phường là chưa cao, còn một số công chức phường chưa thực sự cố gắng trong thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)