Các yếu thuộc về cá nhân công chức phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 40 - 42)

Thứ nhất: Giá trị cá nhân mà mỗi người tôn trọng

Giá trị cá nhân là những phẩm chất trong tư cách một con người. Mỗi khi lựa chọn công việc, lựa chọn bạn bè, các mối quan hệ và môi trường làm việc chính là do giá trị mà ta theo đuổi quyết định. Nói cách khác, giá trị này chi phối tất cả quyết định và hành động, thậm chí là cả thách thức ta đưa ra quyết định. Chính giá trị mà mỗi công chức phường tôn trọng sẽ quy định hành động của họ thái độ và động lực làm việc. Giá trị mà cá nhân theo đuổi tạo nên niềm tin và nâng cao động lực làm việc. Giá trị cá nhân phù hợp với giá trị của tổ chức thì cá nhân đó sẽ gia nhập và phấn đấu cho mục tiêu của tổ chức.

Nếu UBND phường hiểu rõ và tôn trọng giá trị cá nhân của mỗi công chức phường thì chắc chắn sẽ phát huy được những phẩm chất tốt đẹp ở nơi họ, từ đó mỗi công chức phường sẽ nỗ lực và làm việc với trách nhiệm cao, tức là gây dựng được động lực làm việc trong mỗi công chức phường.

Thứ hai: Tính cách cá nhân

Tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và suy nghĩ của một người để suy ra tính cách người đó và cuối cùng là kết luận về bản

chất người đó.

Tính cách của một người nếu phù hợp với đặc điểm môi trường và những quy định của một tổ chức thì người đó sẽ chấp nhận và tích cực đóng góp vào việc thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức.

Thứ ba: Năng lực cá nhân

Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của một loại hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất của cá nhân, nó không phải hoàn toàn do tự nhiên, mà phần lớn do tập luyện mà có. Các năng lực cá nhân này sẽ giúp cho mỗi cá nhân có được những kiến thức tốt hơn, thái độ tốt hơn và những kỹ năng hoàn thiện hơn trong học tập và làm việc. Vì vậy, nói đến năng lực không chỉ bao hàm có trình độ mà còn đòi hỏi kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn của người công chức phường.

Trong quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước ở cơ sở nói riêng, việc am hiểu kiến thức xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt là sự am hiểu về phong tục, tập quán của nhân dân, về đối tượng và đặc điểm của quản lý nhà nước ở cơ sở. Kiến thức xã hội rất rộng, nó là tổng hợp tất cả các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật… được công chức cấp xã thu thập, tổng hợp một cách có hệ thống, logic và được sử dụng một cách có hiệu quả trong thực tế công tác. Do cấp xã nói chung và phường nói riêng là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính nhà nước, là nơi mà tất cả các hoạt động quản lý nhà nước đều trực tiếp tác động đến nhân dân nên việc am hiểu phong tục, tập quán là rất quan trọng. Nó là cơ sở để có những quyết định quản lý, biện pháp tác động chính xác và phù hợp. Điều này lý giải tại sao nhiều nhà lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn mặc dù có tư duy, trình độ chuyên môn tốt, kỹ năng giỏi nhưng khi gắn việc thực hiện nhiệm vụ với một địa phương nào đó lại không phát huy được sở trường công tác của mình do không am hiểu tường tận văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

Nếu năng lực công chức phường phù hợp với đòi hỏi của tổ chức thì họ sẽ phát huy được trong công việc. Mặt khác, khi đã có năng lực phù hợp thì con người ta cố gắng phát huy cao nhất và chính điều đó góp phần nâng cao động lực làm việc

để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)