Yếu tố giảm động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 73)

- Nhà nước chưa có những quy định cụ thể cho từng vị trí việc làm nên hiện tượng "bình quân chủ nghĩa" còn khá phổ biến, chưa có sự cạnh tranh giữa các công chức phường dẫn đến tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào cấp trên, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên;

- Công tác tổ chức cán bộ còn tiêu cực, yếu kém rõ rệt; - Tuyển chọn, đề bạt công chức chưa minh bạch, tiêu cực; - Đánh giá công chức phường không cụ thể, xác đáng;

- Sắp xếp chưa phù hợp chuyên môn, đúng người đúng việc gây ra tình trạng không thoải mái trong công việc;

- Bố trí con người ở các bộ phận còn bất cập nên xảy ra tình trạng một số CCP không có việc làm (việc làm ít) và ngược lại đặc biệt tập trung vào nhóm Tư pháp - Hộ tịch và Văn phòng - Thống kê;

- Sự yêu thích công việc thấp, còn nhiều CCP chưa yên tâm với công việc; - Lãnh đạo không áp đặt về thời hạn hoàn thành công việc nên CCP chưa có cố gắng trong giải quyết công việc;

- Tiền lương hiện nay của CCP còn quá thấp, không tương xứng với năng lực trình độ và yêu cầu công việc.

Các yếu tố nêu trên chính là nguyên nhân dẫn đển giảm chất lượng đội ngũ công chức phường, gây ra sự chán nản, không khuyến khích được sự cố gắng nỗ lực, tính sáng tạo trong giải quyết công việc của công chức phường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tính tích cực lao động của công chức phường thành phố

Lào Cai.

Do đó, để nâng cao động lực làm việc cho CCP cần chú ý đến các nguyên nhân này để điều chỉnh các chính sách cho phù hợp, góp phần thúc đẩy động lực làm việc cho CCP hiện nay.

2.5. Đánh giá chung về động lực làm việc của công chức phƣờng, Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

2.4.1. Ưu điểm

Trong những năm qua, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ thành phố Lào Cai đã có nhiều giải pháp nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống. Nhìn chung công chức phường hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu tạo tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị những năm tiếp theo, xứng tầm với đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Bên cạnh đó, công chức phường hàng năm được quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và bồi dưỡng quản lý nhà nước. Công tác bổ nhiệm, bẩu cử cán bộ được quan tâm theo hướng nâng cao trình độ học vấn, đồng thời, căn cứ vào vị trí, chức năng nhiệm vụ đã chú trọng lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn phù hợp với công việc; chú trọng bồi dưỡng qua thực tiễn và luân chuyển cán bộ; qua đó tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa theo chức danh.

Đội ngũ công chức phường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai được đào tạo tương đối cơ bản, nhất là nhóm công chức trẻ tuổi. Quy chế tuyển dụng đã được ban hành, đảm bảo cho việc lựa chọn những người có trình độ, năng lực vào làm việc tại các cơ quan hành chính. Công tác đánh giá công chức phường dần đi vào vào đánh giá kết quả thực hiện công việc, môi trường, điều kiện cơ sở vật chất đã dần ổn định, cơ bản đáp ứng yêu cầu làm việc của công chức.

Thủ tục hành chính qua bộ phận “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tương đối thuận tiện nên mang lại hiệu quả trong giải quyết công việc. Điều kiện cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ. Ý thức trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ, thái độ phục vụ theo đúng tiêu chuẩn của cán bộ công chức. Đội ngũ công chức phường thực hiện tốt Quy chế văn hóa công sở, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức mà Bộ Nội vụ đã ban hành tại Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV, Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc và gần đây là Chỉ thị số 06-CT/UBND của UBND tỉnh Lào Cai về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Với tất cả những nỗ lực đó của chính quyền Thành phố, đội ngũ công chức phường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã dần được đảm bảo về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng; cơ bản đã được trẻ hóa, đạo đức công vụ được nâng cao. Trong thực tế nhiều công chức phường đã phát huy được trình độ chuyên môn, có động lực làm việc tốt, thể hiện được năng lực, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị đặt ra tại địa phương.

Động lực làm việc của công công chức phường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai qua điều tra khảo sát theo bốn tiêu chí cho thấy có một số điểm sau:

- Về mức độ quan tâm, tham gia vào công việc của đội ngũ công chức phường cho thấy công chức phường đã có nhận thức tương đối tốt về công việc đang đảm nhận;

- Về hiệu suất sử dụng thời gian công việc của công chức phường đã đạt 92% thời gian theo quy định, tuy nhiên còn xảy ra tình trạng lãng phí thời gian làm việc tại công sở nên tỷ lệ thời gian làm việc hữu ích chỉ đạt bình quân khoảng 76% nên cần trú trọng hơn trong thời gian tới;

- Về nỗ lực thực hiện công việc, theo kết quả điều tra thì có khoảng 70% tổng số công chức phường của Thành phố đã nỗ lực và rất nỗ lực trong công việc, đây là một con số đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn còn bộ phận không nhỏ còn thiếu nỗ lực mà có rất nhiều nguyên nhân cần phải tháo gỡ, giải quyết;

- Về mức độ gắn bó với công việc, tuy chế độ tiền lương, phúc lợi của công chức phường hiện nay còn nhiều hạn chế nhưng vẫn có khoảng 40% tổng số công

chức phường yên tâm và rất yên tâm công tác và trên 40% trung lập ý kiến, do đó nhà quản lý cần quan tâm đến việc nâng cao động lực làm việc cho nhóm công chức còn đang trung lập ý kiến này.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.5.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, có thể thấy công chức phường, thành phố Lào Cai mức độ động lực làm việc ở mức trung bình, phần lớn công chức phường chưa sử dụng tốt thời gian làm việc theo quy định, thiếu sự nỗ lực trong thực thi công vụ. Trong đó, đáng chú ý là đã có một bộ phận công chức phường muốn rời bỏ vị trí công tác hiện nay. Tất cả những điều đó thể hiện: Động lực làm việc của công chức phường thành phố Lào Cai hiện nay là chưa cao. Đây là vấn đề các nhà quản lý cần quan tâm để giúp cho đội ngũ công chức phường thành phố Lào Cai khắc phục những khó khăn của một đô thị mới được tái thành lập (sau chiến tranh biên giới 1979) phát huy hết năng lực, tiềm năng sẵn có, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững ổn định an ninh - quốc phòng - chính trị ở cơ sở.

Hiện nay, một bộ phận khá lớn công chức phường, thành phố Lào Cai được tuyển dụng mới có tuổi đời trẻ, mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng, ngại gian khổ, chưa kinh qua công tác thực tiễn nên rất hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, một số công chức phường ít am hiểu phong tục, tập quán, văn hóa bản địa nên khó khăn trong công tác. Tình trạng không yên tâm công tác còn xảy ra, nhiều trường hợp đã trúng tuyển công chức, được phân công công tác nhưng sau một thời gian đã xin nghỉ việc hoặc bỏ việc.

- Một số công chức phường, thành phố Lào Cai thiếu tu dưỡng, rèn luyện học tập thường xuyên, có biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức công vụ, lối sống làm giảm niềm tin trong nhân dân;

- Thời gian làm việc và làm việc hữu ích không cao, công chức phường, thành phố Lào Cai còn làm việc riêng trong thời gian ở công sở.

Qua phỏng vấn sâu một số người dân thuộc các phường của thành phố Lào Cai cho thấy thực tế trong giải quyết công việc công chức phường vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau:

thường giải phóng mặt bằng thường để kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi cho những người khiếu nại, tố cáo;

- Bộ tiếp nhận thủ tục hồ sơ giấy tờ, cán bộ chủ yếu tập trung vào việc chứng thực có thu phí mà không chú trọng đến việc hướng dẫn các thủ tục cần thiết cho người dân, chưa có thông báo về hình thức, nội dung cần thiết và các giấy tờ kèm theo để được xác nhận chữ ký trong các văn bản người dân dùng bổ túc hồ sơ như các xác nhận về nhân thân, chứng thực hộ khẩu hoặc xác nhận chữ ký… trong khi trình độ hiểu biết của người dân về thủ tục pháp lý còn hạn chế nên thường xuyên xảy ra tình trạng người dân khi đi xin xác nhận cho một loại văn bản giấy tờ thường phải đi lại nhiều lần;

Ngoài ra việc giải quyết một số thủ tục hành chính của người dân vẫn còn xảy ra tình trạng chậm muộn theo quy định.

Với những hạn chế nêu trên đã làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở các phường trên địa bàn thành phố Lào Cai.

2.5.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế nêu trên là rất cơ bản và cấp bách đối với đội ngũ công chức hiện nay. Xét trên nhiều phương diện, những hạn chế này do các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

Thứ nhất, thành phố Lào Cai là đô thị mới được tái thành lập, có xuất phát

điểm về kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng thấp kém và thiếu đồng bộ, các tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản... chưa được khai thác một cách có hiệu quả và bền vững. Những khó khăn về kinh tế - xã hội đã kéo theo nhiều hạn chế khác trong đó có cả việc tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, đội ngũ công chức cấp phường. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp, khó lường; những diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế, xã hội trong vài năm trở lại đây đã có tác động không nhỏ đến công chức phường.

Thứ hai, một bộ phận công chức phường, thành phố Lào Cai đang tham gia

công tác có trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn; một số được tuyển dụng vẫn chưa có trình độ chuyên môn đúng theo quy định; một số có bằng cấp chuyên môn không

phù hợp với vị trí công tác. Có 33 công chức phường, thành phố Lào Cai (chiếm 20,1%) trưởng thành từ các phong trào quần chúng đi lên, chưa được đào tạo bài bản về học vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Trong thực tế công tác vẫn còn bị chi phối bởi tính chất nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên thiếu tính chuyên nghiệp, còn biểu hiện tùy tiện dẫn đến thái độ phục vụ nhân dân chưa được tốt. Trong khi đó một bộ phận lớn công chức trẻ mới được tuyển dụng còn hạn chế về kiến thức xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương và kinh nghiệm công tác nên chưa thật sự phát huy được năng lực và trình độ chuyên môn. Tình trạng công chức phường làm không hết việc, chất lượng không cao, lúng túng do thiếu kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực kiêm nhiệm, công việc giải quyết thiếu tính khoa học và hiệu quả đang phổ biến, đặc biệt ở một số vị trí như: Tư pháp- Hộ tịch, Tài chính- Thống kê, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng Đảng ủy.

Thứ ba, việc phân công, sắp xếp công việc cho công chức phường còn hạn

chế ở đội ngũ công chức phường của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai được hình thành chủ yếu từ nguồn tại chỗ, chủ yếu là những người lớn tuổi, không được đào tạo bài bản, do đó trình độ còn nhiều hạn chế. Hơn nữa tính chất công việc của công chức phường rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi việc phân công sắp xếp hợp lý mới phát huy được tính tích cực hăng say làm việc của công chức.

Đặc điểm công việc của công chức phường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai là đa ngành, đa lĩnh vực nên công việc của đội ngũ công chức làm việc rất phức tạp, chính sách thay đổi qua nhiều thời kỳ nên đòi hỏi công chức phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các quy định chính sách của Nhà nước để giải quyết các công việc cho người dân, doanh nghiệp, người lao động và đối tượng chính sách đảm bảo kịp thời, theo quy định.

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về đặc điểm công việc của công chức phƣờng, thành phố Lào Cai

Đặc điểm công việc

Trung bình chung (Điểm)

Công việc đang làm phù hợp với sở trường và năng lực của mình 3.59

Công việc đang làm có bảng mô tả và được phân công rõ ràng 3.60 Công việc đang làm không quá căng thẳng 3.86 Công việc đang làm có nhiều động lực phấn đấu 3.76 Có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc 3.88

Ý kiến chung về đặc điểm công việc 3.74

(Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát, năm 2017)

Đặc điểm công việc đạt mức trung bình chung là 3,74/5 điểm thể hiện rằng đa phần công chức phường phù hợp với đặc điểm công việc . Tuy nhiên cũng còn một bộ bận chưa hài lòng và nhận thấy công việc. Vì vậy, khi công chức phường được tuyển dụng vào làm việc được phân công, giao nhiệm vụ đúng trình độ đào tạo và khả năng của họ và đối với công chức phường làm việc ở lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp, người dân thì được luân chuyển theo quy định.

Công tác bố trí, sử dụng công chức phường, thành phố Lào Cai hiện nay cũng còn tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến kết quả công việc của công chức phường cũng như hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền phường, đồng thời làm công chức chán nản và thiếu sự hăng say làm việc. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy việc sử dụng công chức phường không đúng với chuyên môn nghiệp vụ, sở trường công tác (16 người, chiếm 25,2%). Một số công chức phường phải kiệm nhiệm nhiều nhiệm vụ, lĩnh vực, do đó chưa chuyên sâu kiến thức chuyên môn, chưa tập trung vào nhiệm vụ chính được giao.

Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của công chức phƣờng về công tác Đào tạo - bồi dƣỡng

ĐVT: Người

Rất hài lòng Hài lòng Chƣa hài lòng

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

66 39,28 54 32,15 48 28,57

(Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát, năm 2017)

Thứ tư, công tác đánh giá công chức phường còn chưa đổi mới. Lý thuyết đã

chỉ ra rằng công tác đánh giá càng khách quan, khoa học, công bằng bao nhiêu càng là cơ sở để nâng cao động lực làm việc cho công chức bấy nhiêu và ngược lại.

Trong thực tiễn, tại Lào Cai công tác đánh giá công chức phường còn mang tính hình thức, bình quân, chưa đảm bảo được tính khách quan trong đánh giá, sự chính xác của bản mô tả vị trí việc làm… dẫn đến tình trạng kết quả nhiều khi bị sai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)