Về trình độ học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 61)

- Về trình độ học vấn

Bảng 2.3: Trình độ học vấn của công chức phƣờng thành phố Lào Cai

ĐVT: Người

STT Chức danh Tổng số Tiểu học THCS THPT

1 Chỉ huy trưởng Quân sự 12 - - 12

2 Tài chính - Kế toán 24 - - 24

3 Địa chính - Xây dựng 48 - - 48

4 Tư pháp - Hộ tịch 24 - - 24

5 Văn hóa - Xã hội 24 - - 24

6 Văn phòng - Thống kê 36 - - 36

Tổng cộng: 168 - - 168

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Lào Cai, 2017)[20]

Qua số liệu Bảng 2.3 cho cho thấy: Là một tỉnh miền núi phí Bắc, còn nhiều hạn chế về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội nhưng Tỉnh cũng đã rất quan tâm đến công tác tuyển dụng đội ngũ công chức xã, phường, do đó công chức phường của thành phố Lào Cai có trình độ học vấn tương đối cao. Toàn bộ đội ngũ công chức của 12 phường trên địa bàn Thành phố đều tốt nghiệp trung học phổ thông (168 người, chiếm 100%), không có công chức phường có trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Đây cũng là thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức phường của thành phố Lào Cai.

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Do công việc chuyên môn tại các phường khó khăn, phức tạp hơn các xã vì vậy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức các phường của thành phố Lào Cai tương đối cao, cụ thể như trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CCP thành phố Lào Cai ĐVT: Người STT Chức danh Tổng số Chƣa qua đào tạo cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học

1 Chỉ huy trưởng Quân sự 12 - - 10 02 - 2 Tài chính - Kế toán 24 - - - - 24 3 Địa chính - Xây dựng 48 - - - 08 40 4 Tư pháp - Hộ tịch 24 - - 04 02 18 5 Văn hóa - Xã hội 24 - - 04 08 12 6 Văn phòng - Thống kê 36 - - 02 10 24

Tổng cộng: 168 - - 20 30 118

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Lào Cai, 2017) [20]

Trình độ chuyên môn của công chức phường, thành phố Lào Cai là khá cao, 100% số công chức phường đã qua đào tạo từ trung cấp chuyên môn trở lên. Trong tổng số 168 người có 20 người có trình độ Trung cấp, 30 người có trình độ Cao đẳng và 118 người có trình độ Đại học. Tuy nhiên, trong đó có sự chênh lệch khá lớn về trình độ giữa các nhóm công chức. Nhóm công chức phường có trình độ chuyên môn cao là Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch và Văn phòng - Thống kê.

- Về trình độ lý luận chính trị

Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của công chức phƣờng, thành phố Lào Cai

ĐVT: Người

STT Chức danh Tổng

số

Chƣa qua

đào tạo cấp Sơ

Trung cấp

Cao cấp

1 Chỉ huy trưởng Quân sự 12 10 - 02 - 2 Tài chính - Kế toán 24 20 - 04 - 3 Địa chính - Xây dựng 48 40 - 08 - 4 Tư pháp - Hộ tịch 24 20 - 04 -

5 Văn hóa - Xã hội 24 20 - 04 -

6 Văn phòng - Thống kê 36 30 - 06 -

Tổng cộng: 168 140 28 -

Đào tạo về lý luận chính trị còn rất hạn chế: Số chưa quan đào tạo chiếm 83,33%, qua đào tạo về lý luận chính trị bậc Trung cấp chỉ chiếm 16,67%, chưa có chức danh công chức phường nào được đào tạo cao cấp về lý luận chính trị.

- Về trình độ quản lý nhà nước

Công chức phường thành phố Lào Cai hiện nay đều được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, nhưng chỉ được tổ chức học tập quy mô 03 tháng.

Bảng 2.6: Trình độ quản lý nhà nƣớc của công chức phƣờng, tp. Lào Cai

ĐVT: Người STT Chức danh Tổng số Chuyên viên Chuyên viên chính Chuyên viên CC

1 Chỉ huy trưởng Quân sự 12 11 02 - 2 Tài chính - Kế toán 24 22 02 - 3 Địa chính - Xây dựng 48 37 09 -

4 Tư pháp - Hộ tịch 24 23 02 -

5 Văn hóa - Xã hội 24 22 02 -

6 Văn phòng - Thống kê 36 33 03 -

Tổng cộng: 168 148 20 -

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Lào Cai, 2017) [20]

Công chức phường của Thành phố đa số có trình độ quản lý nhà nước là chuyên viên, rất ít người có trình độ chuyên viên chính và không có công chức phường nào có trình độ chuyên viên cao cấp.

Những hạn chế về kiến thức quản lý nhà nước sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi công vụ cũng như đến động lực làm việc của CCP.

- Về trình độ tin học, ngoại ngữ (hoặc tiếng H’mông)

Hiện nay, 100% công chức phường sử dụng khá thành thạo máy vi tính phục vụ cho công tác, chủ yếu cho việc soạn thảo văn bản. Riêng nhóm công chức là Tài chính - Kế toán, Địa chính - Xây dựng, Văn phòng - Thống kê đã sử dụng hiệu quả máy vi tính phục vụ cho công tác chuyên môn.

Về ngoại ngữ, do yêu cầu công tác gần như không có nhu cầu sử dụng nên không đặt ra ở đây mà chủ yếu đặt ra yêu cầu về tiếng dân tộc thiểu số. Thành phố

Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có dân tộc thiểu số địa phương, do đó việc biết và thành thạo tiếng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cần thiết để phục vụ công tác được hiệu quả cao.

Bên cạnh đó việc am hiểu tiếng dân tộc thiểu số sẽ giúp cho công chức phường am hiểu hơn phong tục, tập quán của đồng bào, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, chủ động, kịp thời phát hiện những âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết của các thế lực phản động và như thế sẽ thuận lợi hơn cho công chức trong công tác.

2.3. Thực trạng động lực làm việc của công chức phƣờng thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai hiện nay

Như đã đề cập ở Chương 1, động lực làm việc của công chức phường, thành phố Lào cai được biểu hiện thông qua các dấu hiệu sau:

- Mứcđộ quan tâm tham gia vào công việc; - Hiệu suất sử dụng thời gian công việc; - Mức độ nỗ lực trong công việc;

- Mức độ gắn bó nghề nghiệp.

Để nghiên cứu, đánh giá thực trạng động lực làm việc cho công chức phường, thành phố Lào Cai, tác giả đã thiết kế bảng hỏi và tiến hành điều tra đối với công chức tại 12 phường của thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai để thu thập các thông tin cần thiết.

2.3.1. Thực trạng mức độ quan tâm, tham gia vào công việc

Mức độ quan tâm, tham gia vào công việc của công chức phường được thể hiện thông qua nhận thức về yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ được giao, sự yêu thích công việc và mức độ hoàn thành công việc. Mức độ quan tâm đến công việc là một trong những điều kiện rất cần thiết tạo cho công chức phường có động lực làm việc và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả nghiên cứu, khảo sát các biểu hiện này đối với công chức phường ở thành phố Lào Cai cụ thể như sau:

- Về nhận thức về yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ được giao

Đội ngũ công chức phường là một bộ phận của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại cơ sở.

Hiện nay đội ngũ công chức phường đã được chuẩn hóa về trình độ, năng lực, phẩm chất và có nhận thức đúng đắn về công việc của mình: Đó là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.

Đội ngũ công chức phường là những người trực tiếp thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư; là người chủ trì, phối hợp thường xuyên với tổ trưởng các tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở tổ dân phố và thực hiện công tác tại địa bàn. Đồng thời theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, trực tiếp đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội, quản lý nghĩa trang liệt sĩ, thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Với chức trách nhiệm vụ như vậy, công chức phường phải đảm nhiệm khối lượng công việc khá lớn, nhịp độ làm việc cao, đặc biệt là phải thực hiện các công việc với nhiều nhóm kỹ năng tác nghiệp khác nhau, từ quản lý, theo dõi, điều tra, xây dựng văn bản báo cáo, đến việc thực hiện các công tác giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, gia đình, truyền thông... Là vị trí gần dân nhất, trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đòi hỏi họ phải có nhận thức chính trị đúng đắn, kiến thức sâu rộng và phải có phương pháp, kỹ năng công tác.

Thực tế cho thấy, đối với công chức phường khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ có những lúc, những công việc chưa hoàn thành tốt không phải do thiếu kiến thức và sự nhiệt tình, trách nhiệm hay phương tiện, vật chất bảo đảm mà còn do phong cách làm việc chưa phù hợp. Do đó, công chức phường phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và ý nghĩa về công việc của mình trong việc tham mưu cho lãnh đạo UBND phường thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực mình phụ trách:

- Lập kế hoạch hàng năm; quản lý thực hiện kế hoạch; - Thu thập, xử lý thông tin và viết báo cáo;

- Huy động, kết nối, điều phối nguồn lực;

- Ứng dụng CNTT vào thực hiện quản lý nhà nước;

trách nhiệm khi thực thi công vụ;

- Có ý thức về việc xây dựng văn hóa và hình ảnh của người công chức phường đối với nhân dân.

Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, việc nhận thức rõ về công việc được giao là rất cần thiết, thể hiện mức độ quan tâm đến công việc.

Với câu hỏi “Mức độ am hiểu của ông/bà về công việc mình đang đảm nhận” kết quả thu được là:

ức độ am hiểu của công chức phƣờng về công việc đang đảm nhận

ĐVT: Người

Hiểu rất rõ Hiểu rõ Hiểu sơ qua Không hiểu

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 28 16,67 77 45,83 63 37,50 0 0

(Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát, năm 2017)

Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ là yếu tố rất quan trọng đối với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của công chức. Khi công chức nắm rõ nhiệm vụ của mình là gì, nắm được cách thức để thực hiện và hoàn thành công việc đó giúp cho họ làm việc một cách khoa học, tiết kiệm thời gian.

Từ kết quả trên cho thấy công chức phường của thành phố Lào Cai đã nhận thức tương đối tốt về công việc đang đảm nhận. Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ (37,5%) có nhận thức chưa tốt về công việc, thể hiện họ chưa quan tâm đến công việc. Điều này thể hiện động lực làm việc của một bộ phận công chức phường còn thấp.

- Sự yêu thích công việc

Từ kết quả khảo sát của tác giả về lý do lựa chọn công việc, không phải tất cả công chức phường vào làm tại phường đều ưa thích công việc, mà có nhiều lý do như công việc ổn định, thời gian làm việc linh hoạt, cơ hội thăng tiến, có cơ hội học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, qua khảo sát của tác giả về lý do tại sao công chức phường chọn vào làm việc tại các phường, thành phố Lào Cai sự ưa thích công việc là tương đối thấp. Cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Lý do chọn công việc của công chức phƣờng, thành phố Lào Cai ĐVT: Người Tổng số công chức Công việc ổn định (%) Phù hợp với khả năng (%) Có cơ hội học tập nâng cao trình độ (%) Ƣa thích công việc (%) 168 65% 37,2% 52% 20,4%

(Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát, năm 2017)

Qua bảng 2.8 cho thấy: Lý do công chức phường thành phố Lào Cai chọn vào làm việc là do công việc ổn định chiếm 65%, công chức phường chọn công việc do phù hợp với khả năng là 37,2%, có cơ hội học tập nâng cao trình độ là 52%, ưa thích công việc là 20,4%.

Như vậy, công chức phường chọn việc chủ yếu do công việc ổn định, có sự ưa thích công việc là rất thấp. Bên cạnh đó, một số công chức phường không được bố trí vào những việc làm phù hợp với sở trường, trình độ chuyên môn được đào tạo, đặc biệt tập trung vào nhóm Tư pháp - Hộ tịch và Văn phòng - Thống kê. Điều này cũng làm cho công chức chán nản và không thực sự yêu thích công việc mình đang làm.

- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bảng 2.9: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao của công chức phƣờng, thành phố Lào Cai

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Công chức Tỉ lệ (%)

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 15 8,92

Hoàn thành tốt nhiệm vụ 50 29,76

Hoàn thành nhiệm vụ 75 44,64

Hoàn thành thấp nhiệm vụ 20 11,91

Không hoàn thành nhiệm vụ 8 4,77

Cộng: 168 100%

(Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát, năm 2017)

Qua bảng 2.9 cho ta thấy: Trong số công chức phường, thành phố Lào Cai được hỏi chỉ có 8,92% trả lời là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 29,76% trả lời là

hoàn thành tốt; có 44,64% trả lời hoàn thành nhiệm vụ; 11,91% trả lời hoàn thành thấp và 4,77% trả lời không hoàn thành.

Như vậy, số công chức phường hoàn thành nhiệm vụ, làm việc ở mức “cầm chừng” là rất lớn, chiếm hơn 44,64%, điều này có thể thấy mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức phường là chưa cao, còn một số công chức phường chưa thực sự cố gắng trong thực thi công vụ.

2.3.2. Thực trạng hiệu suất sử dụng thời gian công việc

Theo kết quả từ phiếu điều tra, có thể thấy việc sử dụng thời gian làm việc của công chức phường, thành phố Lào Cai chưa đảm bảo, có tới 87% công chức phường thừa nhận đã lãng phí thời gian làm việc tại công sở, đây là một tỉ lệ rất cao, thể hiện cả ở số lượng và chất lượng sử dụng thời gian làm việc.

- Số ngày làm việc trong tuần và số giờ làm việc trong ngày: Theo quy định

của Bộ luật lao động hiện hành của Nhà nước, thời gian làm việc của công chức cấp xã phường là 5 ngày một tuần. Song qua điều tra thực tế, số ngày làm việc thực tế bình quân của công chức phường trong một tuần, đạt 4,6 ngày (đạt 92 % thời gian theo quy định). Về thời gian làm việc một ngày của công chức phường là 8 giờ/ngày (40 giờ/tuần). Song, qua điều tra thực tế, số giờ làm việc thực tế bình quân của công chức phường là 6 giờ/ngày, khoảng 28,5 giờ/tuần, chỉ đạt 67,5% thời gian làm việc theo quy định.

- Tỷ lệ thời gian làm việc hữu ích của công chức: Trong tổng số thời gian

thực tế làm việc của công chức thì tỷ lệ thời gian làm việc hữu ích của công chức phường chỉ đạt bình quân khoảng 76%.

Như vậy, có thể thấy tình trạng công chức phường lãng phí thời gian làm việc là tương đối phổ biến, điều này đã được nói nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như qua các cuộc họp, hội thảo… TS.Khuất Như Hồng (viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội), từng nói: “Cán bộ công chức “ăn cắp” giờ làm việc không phải là mới, có thể nói diễn ra từ lâu ở rất nhiều cơ quan với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức phường, thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 61)