THPT
1.4.1. Sự cần thiết của ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ở trường THPT ở trường THPT
Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020 nhấn mạnh “Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa trong toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục, từ cơ quan trung ương đến các địa phương, các cơ sở giáo dục nhằm tạo ra một cơ chế quản lý nhẹ, hiệu quả và thuận lợi cho người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm tin học hóa quản lý giáo dục ở các cấp”.
CNTT làm thay đổi phương thức quản lý: Trong QL giáo dục, nhờ CNTT, các khâu và nội dung của quá trình QL như: các khuôn khổ pháp lý; các mệnh lệnh QL; các CSDL phục vụ QL như: đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, CSVC, trang thiết bị, kinh phí…; các hoạt động QL như hội họp, tổ chức thi và kiểm tra; các dữ liệu… đều được số hóa dưới dạng chuẩn; tổ chức cập nhật thường xuyên, nhanh chóng, kịp thời và được lưu chuyển nhanh trên toàn hệ thống nên hoạt động QL hết sức thuận lợi và hiệu quả. Nó từng bước làm thay đổi phương thức QL nhà trường, QL hệ thống giáo dục.
CNTT làm thay đổi mô hình giáo dục: Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xu hướng giáo dục hiện đại là sự thay đổi trong mô hình giáo dục. Trong triết lý giáo dục mới này, HS là trung tâm của mô hình giáo dục thay cho GV như trong mô hình tuyền thống. Khi đó, mọi tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trường học đều tập trung vào việc tạo lập một môi trường học tập cỏi mở, sáng tạo cho HS. Một môi trường giáo dục hiện đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tìm kiếm thông tin cho mỗi HS; trong khi GV chỉ hướng dẫn kỹ năng, phương pháp giải quyết công việc. Kỹ năng giải quyết
công việc và xử lý thông tin chính là cốt lõi của phương thức giáo dục này. Để hiện thực hóa những giá trị cốt lõi trên, CNTT là một công cụ hữu hiệu.
Ứng dụng CNTT trong quản lý giúp các nhà QL nắm bắt trạng thái của hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy. CNTT giúp thông tin được lưu trữ, xử lý, chia sẻ đến tất cả các thành viên trong nhà trường một cách liên tục và nhanh chóng, nhờ đó Hiệu trưởng quản lý được mọi nguồn lực và có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời.
Nhờ bản chất minh bạch, CNTT giúp các tiêu chí trong quản lý nhà trường được dịch chuyển từ định tính sang định lượng, những mặt có vấn đề sẽ được thể hiện rõ nét và nguyên nhân, cách khắc phục cũng dễ dàng xác định.
CNTT giúp Hiệu trưởng sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc của mình để đầu óc minh mẫn và có sức làm việc lâu dài, tránh sai lầm, ùn việc, sót việc.
CNTT giúp Hiệu trưởng truy xuất nhanh chóng các thống kê, báo cáo, các dữ kiện đã xảy ra. Đồng thời có thể quan sát tất cả các hoạt động nhà trường thông qua hệ thống mạng.
Từ những lợi ích trên cho thấy CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng, nó vừa là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả các quy trình quản lý trong nhà trường vừa là tài sản của người quản lý. Hiện nay, CNTT được xem là công cụ đắc lực nhất hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
1.4.2. Nguyên tắc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ở trường THPT
- Đáp ứng mục tiêu, yêu cầu về ứng dụng CNTT trong nhà trường.
- Tuân thủ các quy định về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, các hướng dẫn, thẩm định của các cơ quan quản lý giáo dục về ứng dụng CNTT trong trường học.
- Đảm bảo tính hiệu quả trong đầu tư và ứng dụng CNTT. Đối với những giải pháp công nghệ mới, cần có các bước thử nghiệm, thẩm định, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng triển khai.