Quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT là một dạng quản lý nhà trường. Bởi vậy, từ khái niệm QL trường học trình bày ở trên, có thể phát biểu: Quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT là hệ thống những tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lýtrường THPT đến hoạt động UDCNTT nhằm đạt mục tiêu ứng dụng có hiệu quả CNTT ở trường THPT.
Quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT thể hiện thông qua những chức năng và biện pháp quản lý được tổ chức chặt chẽ, hướng tới mục tiêu chung là thay đổi cách quản lýcủa nhà trường về ứng dụng CNTT ở trường THPT.
Chủ thể QL ứng dụng CNTT ở trường THPT, theo tiếp cận cả ở cấp chiến lược và cấp tác nghiệp, là Giám đốc sở GD&ĐT và Hiệu trưởng trường THPT. Giám đốc sở GD&ĐT quản lý các phó giám đốc, lãnh đạo và chuyên viên các phòng, ban ở sở GD&ĐT; quản lý Hiệu trưởng các trường THPT; quản lý các điều kiện, nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài chính) để thực hiện
ứng dụng CNTT ở cấp độ chiến lược. Hiệu trưởng trường THPT quản lý các phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường; quản lý hệ thống TBDH về CNTT ở cấp độ tác nghiệp.
Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT của đề tài này, sẽ được xây dựng cho các chủ thể quản lý, theo hướng tiếp cận nêu trên; quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể quản lý tuân thủ theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo quy định tại Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ (Chính phủ, 2010). Các chủ thể quản lý vừa thực hiện chức năng quản lý theo cấp độ quản lý, vừa là những chủ thể quản lý được uỷ quyền của Giám đốc sở GD&ĐT.
Đối tượng quản lý trong quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT là các hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý ở trường THPT; liên quan ở cấp chiến lược đó là các hoạt động hoạch định, chỉ đạo, giám sát, thúc đẩy, tạo môi trường... của sở GD&ĐT để hoạt động ứng dụng CNTT trong trường THPT được thực thi một cách hiệu quả. Ở cấp tác nghiệp bao gồm các hoạt động quản lý các tổ, nhóm chuyên môn; quản lý các bộ phận và các thành viên trong trường THPT; quản lý các hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý các hoạt động học của học sinh; quản lý TBDH trong đó có thiết bị dạy học về CNTT...
Từ khái niệm quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT, chúng ta rút ra một số điều khái quát là:
- QL ứng dụng CNTT ở trường THPT là dạng hoạt động quản lý nhà trường, theo các chức năng và phân cấp đã có của Sở GD&ĐT và trường THPT.
- QL ứng dụng CNTT ở trường THPT bao giờ cũng hướng đích: có mục tiêu, có tổ chức, có các tác động tương ứng phù hợp nhằm hướng dẫn điều khiển những đối tượng QL để đạt tới những mục tiêu định sẵn.
chủ thể QL và đối tượng QL ứng dụng CNTT ở trường THPT. Chủ thể QL tạo ra các tác động QL vào đối tượng QL để tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng, hiện thực hoá mục tiêu đã định và thoả mãn mục đích của nhà QL ứng dụng CNTT ở trường THPT.
- Bản chất của QL ứng dụng CNTT ở trường THPT: là biểu hiện cụ thể các hoạt động QL ứng dụng CNTT ở trường THPT, đó là hoạt động cơ bản thông qua việc thực hiện các chức năng QL.
- QL ứng dụng CNTT ở trường THPT là khoa học, là nghệ thuật sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả cao nhất mà chi phí thấp nhất.
- Cơ chế QL ứng dụng CNTT ở trường THPT: là những phương thức mà nhờ đó hoạt động QL ứng dụng CNTT ở trường THPT được thực hiện và quan hệ tương tác giữa chủ thể QL và đối tượng QL được vận hành điều chỉnh.
- Mục tiêu chung của QL ứng dụng CNTT ở trường THPT là căn cứ để chủ thể QL tạo ra các hoạt động QL, nhằm ứng dụng CNTT tốt nhất ở trường THPT.