Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học phổ thông, thành phố sóc trăng​ (Trang 69 - 75)

Bảng 2.10. Khảo sát về yếu tố thuận lợi, khó khăn ứng dụng CNTT vào QL

TT Nội dung Người trả

lời

Mức độ nhận xét

ĐTB ĐLC

Yếu tố thuận lợi    

1 Chính sách, chủ trương về ứng dụng CNTT vào QL của các cấp.

CBQL 46.7 40.0 6.7 6.7 3.27 0.87 GV-NV 41.0 38.0 17.0 4.0 3.16 0.85

Tổng hợp 42.3 38.5 14.6 4.6 3.18 0.85

2 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ

CBQL 10.0 63.3 23.3 3.3 2.80 0.66 GV-NV 35.0 43.0 19.0 3.0 3.10 0.81

TT Nội dung Người trả lời

Mức độ nhận xét

ĐTB ĐLC

Yếu tố thuận lợi    

cho việc ứng dụng CNTT. Tổng hợp 29.2 47.7 20.0 3.1 3.03 0.79

3 Sự phát triển của CNTT và yêu cầu đổi mới công tác QL nhà trường

CBQL 26.7 56.7 13.3 3.3 3.07 0.74 GV-NV 31.0 48.0 18.0 3.0 3.07 0.78

Tổng hợp 30.0 50.0 16.9 3.1 3.07 0.77

Điểm trung bình chung 3.09

TT Nội dung Người trả

lời

Mức độ nhận xét

ĐTB ĐLC

Yếu tố khó khăn    

1 Nhận thức của đội ngũ về sự thay đổi trong công tác QL

CBQL 43.3 40.0 16.7 0.0 3.27 0.74 GV-NV 40.0 45.0 13.0 2.0 3.23 0.75 Tổng hợp 40.8 43.8 13.8 1.5 3.24 0.75 2 Trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của CB, GV, NV CBQL 36.7 43.3 13.3 6.7 3.10 0.88 GV-NV 30.0 51.0 19.0 0.0 3.11 0.69 Tổng hợp 31.5 49.2 17.7 1.5 3.11 0.74 3

Kinh phí học nâng cao, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho CB, GV, NV. CBQL 13.3 56.7 23.3 6.7 2.77 0.77 GV-NV 22.0 40.0 29.0 9.0 2.75 0.90 Tổng hợp 20.0 43.8 27.7 8.5 2.75 0.87 4

Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai sử dụng nhiều phần mềm QL nhà trường có cùng chức năng CBQL 10.0 70.0 20.0 0.0 2.90 0.55 GV-NV 26.0 47.0 20.0 7.0 2.92 0.86 Tổng hợp 22.3 52.3 20.0 5.4 2.92 0.80 5 Việc ứng dụng CNTT để kết xuất các báo cáo về cấp trên rất khó khăn, do biểu mẫu khác nhau ở từng phòng ban của SGD&ĐT, mặc dù cấu trúc dữ liệu là như nhau.

CBQL 16.7 63.3 20.0 0.0 2.97 0.61 GV-NV 25.0 42.0 28.0 5.0 2.87 0.85

Tổng hợp 23.1 46.9 26.2 3.8 2.89 0.80

6

Các phần mềm ứng dụng kết xuất các báo cáo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế (biểu mẫu).

CBQL 13.3 66.7 16.7 3.3 2.90 0.66 GV-NV 21.0 43.0 31.0 5.0 2.80 0.83

40.8%

43.8%

13.8% 1.5%

Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý

TT Nội dung Người trả

lời

Mức độ nhận xét

ĐTB ĐLC

Yếu tố thuận lợi    

Điểm trung bình chung 2.96

2.4.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm

Chính sách, chủ trương về ứng dụng CNTT vào QL của các cấp được đánh giá là yếu tố quan trọng tạo nên thuận lợi trong công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong QL nhà trường.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ cho việc ứng dụng CNTT được đánh giá là yếu tố hàng đầu và nó quyết định đến chất lượng ứng dụng CNTT trong QL.

Sự phát triển của CNTT và yêu cầu đổi mới công tác QL nhà trường là yếu tố giúp cho CBQL có công cụ hỗ trợ QL đắc lực, ngày càng tiên tiến và đòi hỏi CBQL, GV, NV phải học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý.

2.4.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Biểu đồ 2.3. Khảo sát về nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV ngại thay đổi trong công tác QL

Nhận thức của đội ngũ về sự thay đổi trong công tác QL, mặc dù các nhà trường đã có nhiều cố gắng nhưng sự tác động đến nhận thức của CBQL, GV, NV về trách nhiệm của mỗi người trong việc ứng dụng CNTT vào QL chưa thật sự thường xuyên và triệt để nên đôi lúc việc ứng dụng CNTT của họ mang tính qua loa, chiếu lệ, đối phó hơn là trách nhiệm. Họ chưa nhận thức

31.5%

49.2%

17.7% 1.5%

Rất đồng ý Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý

sâu sắc được rằng việc quản lý của hiệu trưởng trong việc ứng dụng CNTT vào QL là nhằm để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng cá nhân để từ đó nâng cáo chất lượng quản lý của nhà trường. Bên cạnh đó một bộ phận CBQL chưa thật sự nắm vững về khoa học quản lý giáo dục, quản lý nhà trường do đó việc quản lý vẫn còn tùy tiện. Việc hoạch định kế hoạch chỉ dừng lại ở mục tiêu trước mắt, đối phó với những tình thế xảy ra mà chưa có kế sách dài hơi và tầm chiến lược.

Biểu đồ 2.4. Khảo sát về kỹ năng ứng dụng CNTT của đội ngũ CBQL, GV, NV còn hạn chế

Trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của CB, GV, NV còn thấp. Điều này cho thấy công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức tin học, kỹ năng sử dụng máy vi tính, thiết bị hiện đại không được chú trọng đồng bộ, chủ yếu là mỗi cá nhân tự tìm hiểu, tự học. Do đó đội ngũ CBQL, GV, NV sẵn sàng ứng dụng CNTT chưa được nhiều.

Kinh phí học nâng cao, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho CBQL, GV, NV còn rất thấp. Mặc dù các nhà trường được tự chủ một phần kinh phí trong hoạt động nhưng kinh phí dành riêng cho hoạt động ứng dụng CNTT thì rất eo hẹp, không tạo được điều kiện thuận lợi để hiệu trưởng có thể thực hiện các biện pháp tích cực trong quản lý.

Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai sử dụng nhiều phần mềm QL nhà trường có cùng chức năng. Do muốn kêu gọi các nguồn lực ngoài xã hội đầu tư cho giáo dục về lĩnh vực CNTT, nên Sở GD&ĐT đã phối hợp với các nhà cung cấp phần mềm tin học gồm: VNPT, Viettel, Vietschool, Misa. Nghiệp vụ chính của các nhà cung cấp này là phần mềm quản lý học sinh, trong các nhà cung cấp này thì riêng phần mềm quản lý học sinh của Cty Misa là được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đặt hàng và trả phí. Tuy nhiên đối với các nhà cung cấp phần mềm miễn phí thì họ có yêu cầu các nhà trường khuyến khích phụ huynh học sinh sử dụng gói dịch vụ sổ liên lạc điện tử của họ.

Việc ứng dụng CNTT để kết xuất các báo cáo về cấp trên rất khó khăn, do biểu mẫu khác nhau ở từng phòng ban của SGD&ĐT. Mỗi năm các nhà trường báo cáo về cấp trên ít nhất 3 lần (đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ). Mỗi một phòng ban có một mẫu báo cáo khác nhau, mặc dù nội dung dữ liệu như nhau chỉ khác nhau ở thứ tự cột hay nhiều thông tin hơn về một đối tượng nào đó. Các phần mềm ứng dụng kết xuất các báo cáo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế (biểu mẫu). Do các biểu mẫu báo cáo thường xuyên thay đổi theo nhu cầu thực tế, nên các phần mềm không được cập nhật thường xuyên dẫn đến số liệu khi xuất ra phải thiết kế lại bằng Excel cho phù hợp.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát và phân tích số liệu về thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý ở 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Cho thấy:

Việc ứng dụng CNTT trong các trường THPT có nhiều tiến bộ rõ rệt. Trình độ, kỹ năng tin học của đội ngũ CBQL, GV, NV đã được phổ cập và từng bước được nâng cao. Hạ tầng CSVC về CNTT được quan tâm đầu tư, mua sắm; hệ thống đường truyền Internet được nâng cấp và phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý tại các trường đã đạt những kết quả khả quan, bước đầu góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Thực tế: việc ứng dụng chưa thực hiện đồng bộ ở các bộ phận trong nhà trường; nhận thức của CBQL, GV, NV chưa được nhất quán, kỹ năng sử dụng các phần mềm chưa cao, kinh phí bồi dưỡng, đào tạo về CNTT còn hạn chế, số lượng phần mềm do Sở GD&ĐT triển khai sử dụng còn trùng lắp các tính năng, biểu mẫu báo cáo về cấp trên quá đa dạng và chưa được chuẩn hóa.

Căn cứ vào những hạn chế đã nêu để quản lý có hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hữu hiệu có tính khả thi cao để đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục phổ thông hiện nay. Vấn đề này được tác giả trình bày tại chương 3 dưới đây.

Chương 3.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học phổ thông, thành phố sóc trăng​ (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)