3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng CNTT vào quản lý vào quản lý
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Giúp các nhà trường xác định được mục tiêu, nội dung ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục một cách phù hợp với điều kiện thực tế, mang lại hiệu quả đầu tư và ứng dụng CNTT một cách thiết thực trong trường học.
- Giúp các cơ quan quản lý giáo dục trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển và đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông một cách khoa học và thực tế.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Qua nghiên cứu thực tế, tác giả đề xuất mô hình và mức độ triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai cho các nhà trường sử dụng từ năm học 2017-2018.
* Mô hình ứng dụng CNTT trong nhà trường
Đây là mô hình được thiết kế theo hướng phân lớp người sử dụng, gồm 8 lớp được mô tả bởi sơ đồ sau đây:
Hình 3.1. Mô hình ứng dụng CNTT vào quản lý
Trong đó:
Lớp người sử dụng
Lớp người sử dụng bao gồm các đối tượng người sử dụng hệ thống ứng dụng CNTT trong trường học, gồm:
- Phụ huynh học sinh, người dân và xã hội. - Học sinh.
- Các cơ quan QL giáo dục cấp trên (gồm Phòng, Sở và Bộ GDĐT). - Các cơ quan hữu quan khác.
Lớp giao tiếp (kênh giao tiếp)
Lớp giao tiếp gồm các công cụ để người dùng giao tiếp với hệ thống ứng dụng CNTT trong trường học gồm có:
- Giao tiếp thông qua website trường học.
- Giao tiếp thông qua mạng xã hội và các công cụ trực tuyến khác. - Giao tiếp thông qua thư điện tử.
- Giao tiếp thông qua điện thoại. - Giao tiếp trực tiếp tại nhà trường.
Lớp dịch vụ công trực tuyến
Lớp dịch vụ công trực tuyến cung cấp các ứng dụng CNTT để người dùng có thể thực hiện các dịch vụ công với nhà trường qua mạng Internet. Một số dịch vụ công trực tuyến trong giáo dục có thể áp dụng trong trường phổ thông như sau:
- Dịch vụ giúp phụ huynh đăng ký tuyển sinh đầu cấp học.
- Dịch vụ phục vụ phụ huynh nhận thông tin (bằng hình thức điện tử) về quá trình học tập, rèn luyện học sinh trong nhà trường.
- Dịch vụ đăng ký nghỉ phép.
- Dịch vụ giúp học sinh đăng ký tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ trong nhà trường.
- Và các dịch vụ công trực tuyến thiết thực khác.
Lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu
Lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu cung cấp hệ thống các ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý điều hành, dạy và học trong nhà trường. Ứng dụng CNTT trong trường phổ thông được chia thành 3 nhóm chính như sau:
Nhóm ứng dụng CNTT phục vụ quản lý điều hành gồm:
- Website trường học. - Hệ thống thư điện tử.
- Hệ thống thông tin quản lý cán bộ công chức (PMIS). - Hệ thống quản lý học sinh.
- Hệ thống sắp xếp thời khóa biểu/lịch học. - Hệ thống quản lý tài sản.
- Hệ thống quản lý tài chính. - Hệ thống quản lý thư viện.
- Các ứng dụng quản lý nội bộ khác.
Nhóm ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp DH gồm:
- Phân mềm công cụ soạn bài giảng (authoring tools). - Phần mềm mô phỏng, phần mềm thí nghiệm ảo. - Hệ thống học tập trực tuyến (e-learning).
- Kho tài liệu, giáo án, bài giảng, học liệu điện tử. - Hệ thống kiểm tra đánh giá sử dụng CNTT.
- Hệ thống kết nối, hỗ trợ dạy học có tính tương tác cao. - Các ứng dụng hỗ trợ dạy – học và kiểm tra, đánh giá khác.
Nhóm ứng dụng CNTT phục vụ liên thông, tích hợp dữ liệu gồm:
- Hệ thống liên thông văn bản điện tử các cấp.
- Hệ thống thông tin phổ cập giáo dục và chống mù chữ. - Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS).
- Hệ thống tích hợp vào cơ sở dữ liệu toàn ngành về GD&ĐT. - Các hệ thống liên thông, tích hợp dữ liệu khác
Ngoài ra, tùy từng điều kiện thực tế, nhà trường có thể xây dựng những CSDL dùng riêng nhằm lưu trữ và khai thác sử dụng thông tin có hiệu quả.
Lớp dịch vụ chia sẻ và tích hợp
Lớp dịch vụ chia sẻ và tích hợp gồm các chuẩn thông tin, chuẩn giao tiếp kết nối và chia sẻ dữ liệu và các giải pháp kỹ thuật khác được sử dụng trong việc trao đổi dữ liệu điện tử giữa các hệ thống thông tin quản lý trong nội bộ
nhà trường và kết nối liên thông với hệ thống thông tin quản lý của ngành GDĐT.
Lớp hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực ứng dụng CNTT
Lớp hạ tầng kỹ thuật bao gồm các trang thiết bị CNTT và hạ tầng kết nối mạng nhằm triển khai ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường có hiệu quả. Lớp hạ tầng kỹ thuật bao gồm các hệ thống, thiết bị như sau:
- Kết nối mạng Internet.
- Hệ thống mạng LAN, mạng không dây (wifi), mạng WAN (đối với nhà trường có khuôn viên trải rộng).
- Hệ thống lưu trữ, máy chủ phục vụ nội bộ (nếu cần). - Phòng máy tính.
- Phòng học bộ môn có ứng dụng CNTT. - Phòng sản xuất học liệu điện tử (studio).
- Các thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học trên lớp học. - Các thiết bị CNTT phục vụ quản lý, điều hành.
- Hệ thống họp, hội nghị trực tuyến. - Hệ thống giám sát.
- Các thiết bị, giải pháp dạy học có tính tương tác cao. - Các giải pháp và thiết bị kỹ thuật khác.
Nguồn nhân lực sử dụng CNTT là nhân tố có vai trò quyết định đến sự thành công của ứng dụng CNTT trong trường học. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT trong một nhà trường gồm:
- Cán bộ quản lý. - Giáo viên. - Nhân viên. - Học sinh.
Lớp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
Lớp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bao gồm các thiết bị, giải pháp kỹ thuật và dịch vụ CNTT về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin nhằm triển khai ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường được diễn ra an toàn, hiệu quả.
Lớp quản lý, chỉ đạo điều hành
Lớp quản lý, chỉ đạo điều hành bao gồm các công cụ pháp chế (các quy chế quản lý, khai thác và sử dụng ứng dụng CNTT trong nhà trường), các văn bản hướng dẫn kỹ thuật đảm bảo việc tổ chức ứng dụng CNTT trong trường học được diễn ra chặt chẽ theo đúng các quy định của nhà nước.
* Mức độ triển khai ứng dụng CNTT trong trường phổ thông
Hai mức độ triển khai ứng dụng CNTT trong trường phổ thông gồm: - Mức cơ bản: là yêu cầu ứng dụng CNTT tối thiểu trong các hoạt động quản lý và giáo dục mà một nhà trường cần đạt được.
- Mức nâng cao: ngoài việc đạt được các yêu cầu ứng dụng CNTT ở mức cơ bản, tùy theo điều kiện và nhu cầu thực tế, nhà trường áp dụng giải pháp ứng dụng CNTT hiện đại, có tính sáng tạo cao, tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trên thế giới để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
Bảng 3.1. Mô tả yêu cầu về ứng dụng CNTT mức cơ bản và mức nâng cao trong trường phổ thông
Nội dung ứng dụng
CNTT Yêu cầu mức cơ bản Yêu cầu mức nâng cao
1. Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành nhà trường:
-Có Website trường học (có thể tích hợp phần mềm quản lý trường học trực tuyến) để cung cấp, công khai thông tin ra xã hội; cung cấp các dịch vụ công
- Triển khai Hệ thống quản lý hành chính điện tử (văn bản đến, văn bản đi, lịch công tác, ..).
Nội dung ứng dụng
CNTT Yêu cầu mức cơ bản Yêu cầu mức nâng cao
trực tuyến tới phụ huynh, học sinh.
-Cung cấp cho giáo viên, cán bộ quản lý thư điện tử trao đổi thông tin, liên lạc.
-Triển khai phần mềm quản lý học sinh.
-Triển khai sổ điện tử.
-Triển khai phần mềm sắp xếp thời khóa biểu.
-Triển khai phần mềm quản lý các kỳ thi.
-Triển khai phần mềm quản lý thông tin đội ngũ (PMIS).
-Triển khai phần mềm quản lý tài sản.
-Triển khai phần mềm quản lý tài chính.
-Triển khai phần mềm quản lý thư viện.
-Triển khai dịch vụ công trực tuyến về tuyển sinh đầu cấp học. -Triển khai các hệ thống thông tin
toàn ngành (phổ cập giáo dục, chống mù chữ; EMIS, cơ sở dữ liệu toàn ngành…).
danh thông minh.
- Triển khai hệ thống giám sát, an ninh trường học.
- Có phòng điều hành điện tử thông minh phục vụ quản lý, giám sát, phân tích các thông tin hoạt động của nhà trường.
- Triển khai các dịch vụ công trực tuyến (phục vụ phụ huynh nhận thông tin về quá trình học tập, rèn luyện học sinh trong nhà trường; đăng ký nghỉ phép; giúp học sinh đăng ký tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ trong nhà trường).
- Triển khai hệ thống liên lạc điện tử giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh.
- Triển khai học bạ điện tử.
Nội dung ứng dụng
CNTT Yêu cầu mức cơ bản Yêu cầu mức nâng cao
đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra, đánh giá:
phần mềm, công cụ dạy học trên lớp học
-Có thư viện số bao gồm: kho tài liệu, giáo án, bài giảng điện tử, học liệu điện tử trực tuyến được tuyển chọn phục vụ giáo viên và học sinh trong trường.
-Có đủ máy tính phục vụ dạy học môn Tin học (tiểu học đạt tỷ lệ 24 học sinh/1 máy tính, trung học cơ sở đạt tỷ lệ 16 học sinh/1 máy tính và trung học phổ thông đạt tỷ lệ 12 học sinh/1 máy tính). -Mỗi lớp học được trang bị thiết bị trình chiếu (máy chiếu và màn chiếu hoặc màn hình tivi lớn, hệ thống âm thanh, máy tính dạy học) phục vụ đổi mới phương pháp dạy học trên lớp học.
-Mỗi lớp học được trang bị một bộ máy tính phục vụ hỗ trợ dạy học trên lớp.
kế bài giảng e-learning, đóng góp cho kho bài giảng dùng chung và thường xuyên áp dụng bài giảng e-learning trong dạy học.
- Ứng dụng phần mềm mô phỏng, phần mềm thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học. - Tổ chức thi, kiểm tra trên
máy tính/thiết bị cầm tay cá nhân.
- Triển khai hiệu quả giải pháp dạy – học, kiểm tra đánh giá có tính tương tác cao qua hệ thống CNTT (giải pháp lớp học thông minh).
- Triển khai hệ thống e- learning, qua đó học sinh có thể tự học nâng cao kiến thức và nhận được trợ giúp của giáo viên và bạn học trong quá trình học tập qua mạng.
Nội dung ứng dụng
CNTT Yêu cầu mức cơ bản Yêu cầu mức nâng cao
3. Các nội dung đảm bảo ứng dụng CNTT khác:
-Có đủ máy tính phục vụ quản lý, điều hành (tối thiểu 02 bộ máy tính, 01 máy in và 01 webcam; mỗi tổ bộ môn trong trường có máy tính dùng riêng).
-Có cán bộ được giao nhiệm vụ phụ trách triển khai CNTT (01 lãnh đạo trường, 01 nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm). -Cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt
chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT mức cơ bản (quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông). -Có ban hành quy chế quy định
về quản lý, khai thác và sử dụng các hệ thống phần mềm, phòng máy tính trong trường học. -Có kết nối Internet.
-Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các ứng dụng CNTT của nhà trường.
- Có mạng LAN kết nối toàn bộ máy tính trong nhà trường.
- Các phòng máy tính phục vụ dạy học, kiểm tra đánh giá được nối mạng Internet tốc độ cao (tối thiểu cáp quang FTTH).
- Có mạng wifi cung cấp Internet cho giáo viên, học sinh trong khuôn viên nhà trường.
- Có phòng sản xuất học liệu điện tử (studio).
- Triển khai hiệu quả các hệ thống họp, hội nghị trực tuyến.
- Có Hệ thống lưu trữ, máy chủ/máy trạm phục vụ nội bộ nhà trường.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên thường xuyên tham gia các khóa tập huấn chuyên môn qua mạng.
Để thực hiện tốt biện pháp này các nhà trường căn cứ mô hình và mức độ ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nêu trên, nghiên cứu xây dựng kế hoạch trung hạn (5 năm) và hàng năm về ứng dụng CNTT nhằm xác định rõ
mục tiêu, nội dung, giải pháp, lộ trình và các nguồn lực đảm bảo tổ chức triển khai ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quả.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về CSVC, trang thiết bị phần cứng, phần mềm.
- Trình độ tin học của đội ngũ CBQL, GV, NV phải đáp ứng yêu cầu.