Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học phổ thông, thành phố sóc trăng​ (Trang 56)

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý ở 3 trường THPT trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng, tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi gồm các câu hỏi có nội dung liên quan đến hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý, quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý.

- Sử dụng phiếu hỏi để lấy ý kiến 30 CBQL, 86 giáo viên và 14 nhân viên của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng: THPT Hoàng

Diệu, THPT DTNT Huỳnh Cương, THPT Thành phố Sóc Trăng về thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý và thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý.

- Trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và nhân viên. 2.2.4. Cách thức xử lý số liệu Dùng phần mềm xử lý số liệu: SPSS 20, Excel - Quy ước các mức độ: + Điểm 4:  Rất tốt hay rất đồng ý + Điểm 3:  Tốt hay đồng ý

+ Điểm 2:  Được hay không có ý kiến

+ Điểm 1:  Không tốt hay không đồng ý kiến - Thang điểm trung bình như sau:

+ Từ 3.25 đến cận 4.0:  + Từ 2.5 đến cận 3.25: 

+ Từ 1.75 đến cận 2.5:  + Từ 1.0 đến cận 1.75: 

2.3. Thực trạng hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý ở các trường THPT Thành phố Sóc Trăng các trường THPT Thành phố Sóc Trăng

2.3.1. Nhận thức

Bất kỳ một thay đổi nào trong QL, yếu tố nhận thức của đội ngũ là quyết định sự thành công hay thất bại của việc thay đổi đó. Qua khảo sát ý kiến của CBQL, GV, NV chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Khảo sát về nhận thức việc ứng dụng CNTT trong QL

TT Nội dung Mức độ nhận xét

ĐTB ĐLC

I. Nhận thức Người

trả lời    

1 CNTT là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho CBQL trong hoạt động QL

CBQL 83.3 10.0 3.3 3.3 3.73 0.69 GV-NV 65.0 30.0 2.0 3.0 3.57 0.69

Tổng

TT Nội dung Mức độ nhận xét ĐTB ĐLC I. Nhận thức Người trả lời     2 CBQL có vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong QL CBQL 26.7 63.3 6.7 3.3 3.13 0.68 GV-NV 51.0 39.0 7.0 3.0 3.38 0.75 Tổng hợp 45.4 44.6 6.9 3.1 3.32 0.74 3

Hiện nay, trong công tác QL của nhà trường không thể thiếu sự hỗ trợ của CNTT CBQL 36.7 50.0 10.0 3.3 3.20 0.76 GV-NV 57.0 33.0 6.0 4.0 3.43 0.78 Tổng hợp 52.3 36.9 6.9 3.8 3.38 0.78 4

Hiện nay, có nhiều phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong công tác QL nhà trường THPT. CBQL 26.7 56.7 13.3 3.3 3.07 0.74 GV-NV 39.0 47.0 11.0 3.0 3.22 0.76 Tổng hợp 36.2 49.2 11.5 3.1 3.18 0.76 5 Ứng dụng CNTT cần phải đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, con người thì mới có thể ứng dụng được CBQL 30.0 46.7 23.3 0.0 3.07 0.74 GV-NV 36.0 49.0 14.0 1.0 3.20 0.71 Tổng hợp 34.6 48.5 16.2 0.8 3.17 0.72 6 Để ứng dụng CNTT vào QL cần căn cứ vào: Chủ trương chính sách của nhà nước, trình độ đội ngũ, CSVC

CBQL 26.7 56.7 16.7 0.0 3.10 0.66 GV-NV 34.0 47.0 12.0 7.0 3.08 0.86

Tổng

hợp 32.3 49.2 13.1 5.4 3.08 0.82

Điểm trung bình chung 3.29

Theo số liệu của bảng 2.5, chúng tôi nhận thấy:

Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa điểm trung bình đánh giá của nhóm CBQL và GV, NV về nhận thức tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý. Điểm trung bình chung ở 6 nội dung được thăm dò ý kiến là 3.29, chứng tỏ phần đông CBQL và GV, NV rất đồng ý việc ứng dụng CNTT vào quản lý là quan trọng.

Trong đó, CBQL và GV, NV rất đồng ý (ĐTB 3.61) với nội dung “CNTT là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho CBQL trong hoạt động QL”, điều

này cho thấy CBQL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng đã quan tâm nhiều đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý của mình.

Đối với nội dung “CBQL có vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong QL” cũng được thống nhất rất cao (ĐTB 3.32). Điều này cho thấy phần lớn CBQL đã ý thức được dù CNTT có hỗ trợ đắc lực đến đâu đi nữa, thì chẳng qua nó vẫn là một công cụ. Khi đã là một công cụ thì kết quả của mọi công việc còn phải phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng công cụ đó, mà cụ thể là khả năng sử dụng công cụ, kỹ năng, kỹ xảo khi sử dụng công cụ đó. Chính những kỹ năng sử dụng công cụ này kết hợp với năng lực quản lý của CBQL sẽ góp phần thành công trong quá trình QL.

Đối với nội dung “Hiện nay, trong công tác QL của nhà trường không thể thiếu sự hỗ trợ của CNTT” rất nhiều ý kiến rất đồng ý và đồng ý (ĐTB 3.38). Đây là một nhận thức rất phù hợp trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là chúng ta đang tiếp cận với cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Nhìn chung đa số đồng ý và cho rằng ứng dụng CNTT cần thiết cho mọi hoạt động trong nhà trường, tuy nhiên trong các nội dung khảo sát vẫn còn một số ý kiến chưa đồng ý với việc ứng dụng CNTT vào quản lý, điều này thể hiện nhận thức và khả năng ứng dụng CNTT của những đối tượng này còn khiêm tốn, bảo thủ, ngại đổi mới.

2.3.2. Tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý

Bảng 2.6. Khảo sát về tình hình ứng dụng CNTT vào QL TT Nội dung Mức độ nhận xét ĐTB ĐLC II. Tình hình ứng dụng CNTT tại đơn vị Người trả lời     1

Số lượng trang thiết bị đảm bảo tốt cho việc thực hiện ứng dụng CNTT?

CBQL 20.0 66.7 13.3 0.0 3.07 0.58 GV-NV 39.0 42.0 16.0 3.0 3.17 0.80

Tổng hợp 34.6 47.7 15.4 2.3 3.15 0.76

TT Nội dung Mức độ nhận xét ĐTB ĐLC II. Tình hình ứng dụng CNTT tại đơn vị Người trả lời    

đảm bảo tốt cho việc thực hiện ứng dụng CNTT?

GV-NV 34.0 43.0 19.0 4.0 3.07 0.83

Tổng hợp 30.8 47.7 17.7 3.8 3.05 0.80

3

Theo thầy/cô việc ứng dụng CNTT vào QL tại đơn vị mình ở mức độ nào? CBQL 16.7 53.3 30.0 0.0 2.87 0.68 GV-NV 0.0 83.0 15.0 2.0 2.81 0.44 Tổng hợp 3.8 76.2 18.5 1.5 2.82 0.51 4

Thầy/cô thực hiện việc ứng dụng CNTT vào QL tại đơn vị mình ở mức độ nào? CBQL 16.7 53.3 30.0 0.0 2.87 0.68 GV-NV 5.0 75.0 20.0 0.0 2.85 0.48 Tổng hợp 7.7 70.0 22.3 0.0 2.85 0.53 5

Nhân viên (kế toán, văn thư, thư viện, y tế, thiết bị) ứng dụng CNTT vào công việc ở mức độ nào?

CBQL 13.3 56.7 30.0 0.0 2.83 0.65 GV-NV 6.0 62.0 30.0 2.0 2.72 0.60

Tổng hợp 7.7 60.8 30.0 1.5 2.75 0.61

6

Mức độ hỗ trợ của giáo viên phụ trách tin học cho CBQL, GV, NV ở mức độ nào? CBQL 16.7 30.0 46.7 6.7 2.57 0.86 GV-NV 0.0 68.0 29.0 3.0 2.65 0.54 Tổng hợp 3.8 59.2 33.1 3.8 2.63 0.62 7 Việc ứng dụng CNTT vào QL hành chính (công văn, nhân sự, tài chính, tài sản, thi đua khen thưởng,…) ở đơn vị mình đạt mức độ nào?

CBQL 23.3 46.7 26.7 3.3 2.90 0.80 GV-NV 0.0 73.0 24.0 3.0 2.70 0.52

Tổng hợp 5.4 66.9 24.6 3.1 2.75 0.60

8 Việc xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng

CBQL 20.0 33.3 36.7 10.0 2.63 0.93 GV-NV 0.0 55.0 38.0 7.0 2.48 0.63

TT Nội dung Mức độ nhận xét ĐTB ĐLC II. Tình hình ứng dụng CNTT tại đơn vị Người trả lời     CNTT trong QL? Tổng hợp 4.6 50.0 37.7 7.7 2.52 0.71

Điểm trung bình chung 2.81

Theo số liệu của bảng 2.4 và 2.6, chúng tôi nhận thấy:

Điểm trung bình chung ở 8 nội dung được thăm dò ý kiến là 2.81, chứng tỏ phần đông CBQL và GV, NV đồng ý tình hình ứng dụng CNTT vào quản lý ở các đơn vị là khá tốt.

Số lượng và chất lượng của trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT vào quản lý được CBQL, GV, NV thống nhất đánh giá ở mức cao (ĐTB 3.15, 3.05), được biết 3 trường THPT này đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, vì vậy trang thiết bị hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT là rất đảm bảo, tuy nhiên do thời gian đưa vào sử dụng đã lâu nên có một số hạng mục thiết bị đã xuống cấp. Nhà trường cần có kế hoạch bảo trì để sử dụng lâu dài.

Mức độ và phạm vị ứng dụng CNTT của các trường còn chưa đồng bộ. Cụ thể việc triển khai sử dụng các loại sổ sách điện tử theo hướng trực tuyến (Sổ gọi tên ghi điểm, sổ báo giảng, đăng ký hội giảng-thao giảng, đăng ký phòng thí nghiệm thực hành, đăng ký sửa chữa CSVC,…) chỉ được áp dụng mạnh ở trường THPT Hoàng Diệu, còn 2 trường THPT DTNT Huỳnh Cương và THPT TP. Sóc Trăng thì chỉ dừng lại ở Sổ gọi tên ghi điểm. Hạn chế này là do các phần mềm hỗ trợ trong quản lý nhà trường chưa thiết kế các chức năng nói trên. Còn đối với trường THPT Hoàng Diệu từ năm học 2015-2016 phó hiệu trưởng phụ trách Công nghệ thông tin đã thiết kế phần mềm ứng dụng với tên gọi là “Sổ sách điện tử” được tích hợp trên website trường http://hoangdieust.net và được nhà trường sử dụng rất hiệu quả.

Một thực tế cũng cần quan tâm hơn nữa là vấn đề bản quyền. Hiện nay hầu hết các trường THPT còn sử dụng các phần mềm miễn phí (quản lý học

sinh), bản sao chép không bản quyền hoặc bẻ khóa (phần mềm xếp thời khóa biểu TKB 8.5, TKB 9.0,…), ít sử dụng và chú ý sử dụng đến các hệ thống mã nguồn mở (OpenOffice, unikey,…). Điều này cho thấy CBQL chỉ đạo việc tìm hiểu, mua sắm, nâng cấp phần mềm chưa tốt, đồng thời nguồn kinh phí của các nhà trường hạn chế nên không thể đầu tư các hệ thống phần mềm có bản quyền.

Đối với nhân viên việc ứng dụng CNTT vào công việc ở mức trung bình khá (ĐTB 2.75), kỹ năng khai thác các phần mềm chưa hiệu quả. Cụ thể: nhân viên kế toán sử dụng phần mềm Misa để quản lý tài chính, nhưng để làm bảng lương thì chủ yếu sử dụng Microsoft Excel, nhân viên văn thư quản lý hồ sơ viên chức bằng phần mềm ePMIS tuy nhiên vẫn không khai thác được các tiện ích mà phần mềm hỗ trợ như: theo dõi việc nâng lương định kỳ, đột xuất,…

Việc hỗ trợ của đội ngũ giáo viên có năng lực tốt về Tin học đối với CBQL và GV-NV vẫn chưa tốt (ĐTB 2.63). Điều này cho thấy các nhà trường chưa có biên chế về nhân viên phụ trách CNTT, chủ yếu là kiêm nhiệm và không có chế độ ưu đãi.

Đối với công tác quản lý hành chính (ĐTB 2.75) đa số các nhà trường khai thác và ứng dụng tốt CNTT. Tuy nhiên thực tế cho thấy khâu theo dõi thi đua khen thưởng của các nhà trường vẫn chưa quản lý được bằng phần mềm chuyên trách, mà chủ yếu là sử dụng Microsoft Word hoặc Microsoft Excel. Vì vậy việc đánh giá kết quả thi đua hằng năm dễ dẫn đến sai sót và không chuyên nghiệp.

Việc triển khai mô hình ứng dụng CNTT vào quản lý (ĐTB 2.52) vẫn chưa được các nhà trường quan tâm, chủ yếu làm theo cảm tính, mùa vụ thiếu khoa học. Điều này rất khó để CBQL biết được đơn vị mình đã ứng dụng CNTT đạt mức độ nào? Cần đầu tư nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ CBQL, GV-NV ở nội dung nào?

2.3.3. Tình hình quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý quản lý

Bảng 2.7. Khảo sát về tình hình xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào QL

TT Nội dung

Người trả lời

Mức độ nhận xét

ĐTB ĐLC Xây dựng kế hoạch ƯD

CNTT vào QL     1 Công tác lập kế hoạch ứng dụng CNTT vào QL? CBQL 30.0 53.3 16.7 0.0 3.13 0.68 GV-NV 35.0 46.0 14.0 5.0 3.11 0.83 Tổng hợp 33.8 47.7 14.6 3.8 3.12 0.79 2 Công tác lập kế hoạch mua mới hoặc bổ sung các trang thiết bị phần cứng, phần mềm? CBQL 13.3 70.0 13.3 3.3 2.93 0.64 GV-NV 27.0 39.0 30.0 4.0 2.89 0.85 Tổng hợp 23.8 46.2 26.2 3.8 2.90 0.81 3

Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT? CBQL 13.3 60.0 23.3 3.3 2.83 0.70 GV-NV 27.0 43.0 26.0 4.0 2.93 0.83 Tổng hợp 23.8 46.9 25.4 3.8 2.91 0.80

Điểm trung bình chung 2.97

Theo số liệu của bảng 2.7, chúng tôi nhận thấy:

Công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào QL được đánh giá là tốt (ĐTB 2.97), điều này cho thấy các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng đều xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin trong từng năm học. Tuy nhiên thực tế cho thấy các nhà trường hầu hết dựa vào kế hoạch của cấp trên để triển khai hoặc có xây dựng kế hoạch thì chủ yếu chỉ mang tính hình thức để đối phó với kiểm tra, báo cáo, thậm chí triển khai một cách ngẫu hứng.

Do lập kế hoạch không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nhà trường, nên trong quá trình triển khai có các hạn chế như: Không xác định được mục

tiêu; nội dung ứng dụng CNTT của từng năm, từng giai đoạn, từ đó triển khai tùy tiện; Không có lộ trình phát triển ứng dụng CNTT trong đơn vị; Không có kế hoạch bồi dưỡng nguồn nguồn lực CNTT.

Bảng 2.8. Khảo sát về tình hình tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT vào QL

TT Nội dung

Người trả lời

Mức độ nhận xét

ĐTB ĐLC Tổ chức chỉ đạo việc ƯD

CNTT vào QL    

1

Công tác tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ? CBQL 16.7 56.7 23.3 3.3 2.87 0.73 GV-NV 25.0 48.0 22.0 5.0 2.93 0.82 Tổng hợp 23.1 50.0 22.3 4.6 2.92 0.80 2

Công tác chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào xử lý công việc? CBQL 13.3 70.0 13.3 3.3 2.93 0.64 GV-NV 28.0 52.0 18.0 2.0 3.06 0.74 Tổng hợp 24.6 56.2 16.9 2.3 3.03 0.71 3

Công tác chỉ đạo việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ QL phù hợp do SGD triển khai sử dụng? CBQL 6.7 70.0 23.3 0.0 2.83 0.53 GV-NV 26.0 52.0 20.0 2.0 3.02 0.74 Tổng hợp 21.5 56.2 20.8 1.5 2.98 0.70 4

Công tác chỉ đạo Giáo viên Tin học có năng lực viết các phần mềm hỗ trợ QL theo yêu cầu công việc?

CBQL 0.0 56.7 23.3 20.0 2.37 0.81 GV-NV 20.0 47.0 25.0 8.0 2.79 0.86 Tổng hợp 15.4 49.2 24.6 10.8 2.69 0.86 5 Công tác tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ? CBQL 3.3 66.7 30.0 0.0 2.73 0.52 GV-NV 23.0 47.0 25.0 5.0 2.88 0.82 Tổng hợp 18.5 51.5 26.2 3.8 2.85 0.76

Theo số liệu của bảng 2.8, chúng tôi nhận thấy:

Công tác tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào QL được đánh giá là tốt (ĐTB 2.87), điều này cho thấy CBQL ở các trường thường xuyên chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường trường triển khai ứng dụng CNTT vào xử lý công việc. Tuy nhiên công tác chỉ đạo Giáo viên Tin học hoặc giáo viên khác (Toán-Tin, Lý-Tin) có năng khiếu về lập trình viết các phần mềm hỗ trợ QL theo yêu cầu công việc riêng của nhà trường là còn chưa tốt (ĐTB 2.37 đối với CBQL). Thực tế khảo sát cho thấy trong 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng có trường THPT Hoàng Diệu là thực hiện tốt việc chỉ đạo này. Đến thời điểm này nhà trường có nhiều phần mềm ứng dụng tự viết để phục vụ riêng cho nhà trường, điển hình là phần mềm tuyển sinh vào lớp 10 đã được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai sử dụng cho toàn tỉnh.

Đối với công tác tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ, mặc dù các nhà trường có chỉ đạo thực hiện nhưng số lượt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học phổ thông, thành phố sóc trăng​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)