hỗ trợ QL
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Qua khảo sát thực tế cho thấy, có nhiều hệ thống phần mềm quản lý nhà trường đang được triển khai sử dụng, mỗi hệ thống có ưu nhược điểm và yêu
cầu hạ tầng CNTT riêng. Vì vậy mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp cho nhà trường lựa chọn phần mềm phù hợp với nội dung ứng dụng và hạ tầng CNTT của mỗi đơn vị. Đồng thời giúp các bộ phận trong nhà trường sử dụng và khai thác hiệu quả các tính năng của phần mềm, để phục vụ tốt cho công việc quản lý của mình
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Nhằm đảm bảo hạ tầng CNTT phục vụ tốt cho việc ứng dụng CNTT vào quản lý, trong những năm gần đây Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng đã phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty cổ phần Misa hỗ trợ và triển khai các phần mềm ứng dụng quản lý nhà trường. Cụ thể: Tập đoàn VNPT và Viettel cam kết hỗ trợ cho các trường THPT mỗi trường 01 line cáp quang 32Mb, 01 website, 01 phần mềm quản lý nhà trường. UBND tỉnh cũng đặt hàng công ty Misa viết phần mềm quản lý nhà trường riêng cho tỉnh Sóc Trăng, tuy nhiên gói phần mềm này các trường phải trả phí duy trì hàng năm (7.000.000 đồng/năm). Các phần mềm của 3 nhà cung cấp đều chạy trên môi trường trực tuyến.
Mỗi phần mềm quản lý nhà trường có nhiều module khác nhau như: quản lý học sinh, điểm số, giáo viên, phân công giảng dạy, xếp thời khóa biểu, báo giảng, tài sản, tài chính, thư viên. Nhìn chung trong đó chỉ có module quản lý học sinh, điểm số là sử dụng hiệu quả và được đa số các nhà trường khai thác sử dụng, các module còn lại ít được khai thác vì rất khó sử dụng và mức độ quản lý không sâu.
Qua nhiều năm trực tiếp sử dụng các phần mềm quản lý ở đơn vị. Tác giả xin đề xuất lựa chọn các phần mềm hỗ trợ quản lý nhà trường như sau:
- Quản lý học sinh, hiện tại có các phần mềm: VnEdu (VNPT), Smas (Viettel), VietSchool, Misa. Trong 4 phần mềm này đối với Misa là phải trả phí duy trì hàng năm (2.000.000 đồng/năm) và còn đang trong quá trình chạy thử nghiệm, VietSchool là của công ty tư nhân và không có chính sách hỗ trợ
về CSVC cho các nhà trường. Xét về tính chuyên nghiệp, có độ an toàn cao, hạ tầng CNTT mạnh thì ưu tiên chọn phần mềm VnEdu hoặc Smas.
- Quản lý xếp thời khóa biểu, hiện tại có các phần mềm: TKB 10 (Schoolnet), TKB (VietSchool), TKB (VNPT). Trong 3 phần mềm này thì TKB 10 là có phí (10.000.000 đồng/1 license), nếu nhà trường có kinh phí thì đầu tư sử dụng TKB 10 còn không có thì sử dụng TKB của VietSchool.
- Quản lý các kỳ thi: sử dụng hhần mềm QL tuyển sinh 10 của SGD và phần mềm QL thi THPT Quốc gia của BGD.
- Quản lý thông tin đội ngũ: sử dụng phần mềm ePMIS của BGD&ĐT - Quản lý tài sản: sử dụng phần mềm Misa
- Quản lý tài chính: sử dụng phần mềm Misa - Quản lý thư viện: sử dụng phần mềm Misa
- Quản lý sổ sách điện tử (Sổ báo giảng, đăng ký hội giàng - thao giảng, đăng ký dạy bù – dạy thay, đăng ký phòng thí nghiệm - thực hành, đăng ký sửa chữa CSVC, theo dõi thi đua của HS và GV) theo hướng trực tuyến: hiện tại các phần mềm quản lý nhà trường chưa hỗ trợ các loại sổ sách điện tử này, nếu có thì cũng không phù hợp với tình hình thực tế của các nhà trường. Vì vậy từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các nhà trường sử dụng sổ sách điện tử, tác giả đã nghiên cứu và viết được phần mềm quản lý sổ sách điện tử tích hợp trên website của trường (http://hoangdieust.net/login_hgtg.asp), chính thức đưa vào sử dụng từ năm học 2015-2016 hiệu quả mang lại rất khả quan.
Với sản phẩm này tác giả đã đạt giải nhì cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm 2015 và được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước năm 2015.
Nay tác giả xin chia sẻ và giới thiệu một số tính năng và lợi ích của phần mềm (để tìm hiểu chi tiết thì xem thêm ở phần phụ lục 3):
- Thông qua hệ thống báo giảng giúp cán bộ quản lý và tổ trưởng chuyên môn theo dõi việc giảng dạy của giáo viên được tiện lợi và nhanh chóng.
- Giúp giáo viên thực hiện việc đăng ký: báo giảng, hội giảng, thao giảng, phòng thực hành, đề nghị sửa chữa CSVC của mình mọi lúc, mọi nơi.
- Giúp Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm nắm bắt kịp thời tình tình thi đua của lớp.
- Giúp giáo viên trong nhà trường chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian để dự giờ đồng nghiệp.
- Giúp bộ phận thi đua nhà trường thống kê số liệu được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác (số tiết UDCNTT, số lần báo giảng trễ, số lần HG-TG, số tiết dự giờ,…).
- Giúp bộ phận quản lý CSVC của nhà trường nắm bắt và khắc phục sự cố về CSVC được kịp thời
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Giao cho nhóm quản lý, điều hành hệ thống thông tin của nhà trường tham mưu với hiệu trưởng trong việc lựa chọn các phần mềm đưa vào triển khai sử dụng.
Tổ chức tập huấn từ cơ bản đến nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho người sử dụng, lưu ý chia theo nhóm đối tượng sử dụng.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, bên cạnh đó phải có tiêu chuẩn về