Biện pháp 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học phổ thông, thành phố sóc trăng​ (Trang 78 - 80)

về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức là tiền đề và là cơ sở cho mọi hành động của con người, nhận thức đúng thì hành động mới mang lại hiệu quả cao. Mục tiêu của biện pháp này là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, cuộc thi để nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về vai trò, sự cần thiết và lợi ích của việc ứng dụng CNTT.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Quán triệt và phổ biến đầy đủ, rõ ràng cho CBQL, GV, NV nắm vững các chủ trương, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp QL về việc ứng dụng CNTT trong QL nhà trường, thông qua hình thức gửi văn bản trực tiếp về cho các tổ chuyên môn hoặc thông báo trên website nhà trường. Để thực hiện tốt nội dung này, trước hết Lãnh đạo nhà trường cần:

- Hiểu rõ nội dung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp QL về việc ứng dụng CNTT trong QL để kịp thời cung cấp và phổ biến thông tin cho CBQL, GV, NV;

- Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là các tổ bộ môn phổ biến các chủ trương, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về ứng dụng CNTT đến từng GV thông qua các cuộc họp sinh hoạt tổ chuyên môn. Việc làm này có ý nghĩa nhằm đảm bảo các chủ trương, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn được thông tin kịp thời, chính xác đến tất cả các GV. Qua đó tạo sự thống nhất và đồng bộ trong lãnh đạo, Chi ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường, trên cơ sở đó tạo thành sự quyết tâm trong tập thể Hội đồng sư phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ CNTT của nhà trường;

thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong xử lý công việc của mình. Việc làm này thể hiện sự quan tâm sâu sát của Lãnh đạo nhà trường trong quá trình thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý.

Tác động đến nhận thức để đội ngũ CBQL, GV, NV trong nhà trường hiểu được CNTT là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho CBQL trong hoạt động quản lý; thấy được hiện nay, trong công tác QL của nhà trường không thể thiếu sự hỗ trợ của CNTT; thấy được vai trò quan trọng của từng thành viên trong việc phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý ở mỗi đơn vị. Tạo sự chuyển biến tích cực từ việc làm mang tính ép buộc theo ý chủ quan của người lãnh đạo sang việc làm mang tính tự giác, tự nguyện. Để thực hiện tốt nội dung này, trước hết Lãnh đạo nhà trường cần:

- Phải là người tiên phong, đi đầu trong việc học tập và ứng dụng các tiện ích của CNTT mang lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên noi theo;

- Tổ chức các cuộc tham quan, giao lưu, học tập tại các đơn vị đã ứng dụng CNTT vào quản lý thành công. Ngoài ra có thể tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng CNTT, mời các báo cáo viên có kinh nghiệm triển khai mô hình ứng dụng CNTT vào quản lý;

- Cử các cán bộ cốt cán phụ trách về lĩnh vực CNTT của nhà trường tham gia các buổi tập huấn, hội thảo do Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức;

Một kinh nghiệm cho thấy cho dù chúng ta đã thực hiện các nội dung trên, tuy nhiên các thành viên trong nhà trường vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng, lợi ích của CNTT mang lại, vì đây chỉ là lý luận, bản thân họ chưa từng ứng dụng được CNTT để giải quyết một công việc cụ thể. Vì vậy trong quá trình tổ chức nâng cao nhận thức chúng ta nên kết hợp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường ứng dụng CNTT vào xử lý một khâu cơ bản các công việc thuộc lĩnh vực họ phụ trách (Ví dụ: Nghiệp vụ quản lý học sinh trong nhà trường có liên quan đến nhiều đối tượng khai thác sử dụng như:

BGH điều hành chung, GVCN quản lý sơ yếu lý lịch học sinh, giáo viên bộ môn quản lý điểm các lớp mình dạy, nhân viên văn phòng thì quản lý thu học phí, nền nếp học sinh,…). Khi nhìn thấy những hiệu quả trực tiếp từ việc sử dụng công nghệ, thấy công việc của chính bản thân được giảm tải, bản thân thầy cô cũng được truyền cảm hứng và tự thân tìm tòi, học hỏi để bắt nhịp với xu thế thời đại.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải nhất trí đồng thuận trong các cấp lãnh đạo về việc triển khai các đường lối, chủ trương và văn bản chỉ đạo của ngành về ứng dụng CNTT trong quản lý; đồng thời phải hiểu rõ xu thế phát triển tất yếu của thời đại đó là sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học – Công nghệ.

- Mỗi thành viên trong nhà trường phải chủ động đổi mới tư duy nhận thức đúng vai trò và lợi ích của ứng dụng CNTT trong quản lý; tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nói chung, trình độ, năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học phổ thông, thành phố sóc trăng​ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)