Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học phổ thông, thành phố sóc trăng​ (Trang 99 - 128)

Để đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đưa ra, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của 30 CBQL, 86 giáo viên và 14 nhân viên của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng: THPT Hoàng Diệu, THPT DTNT Huỳnh Cương, THPT Thành phố Sóc Trăng bằng các phiếu hỏi.

- Quy ước các mức độ:

+ Điểm 3:  Rất cần thiết hay rất khả thi + Điểm 2:  Cần thiết hay khả thi

+ Điểm 1:  Không cần thiết hay không khả thi - Thang điểm trung bình như sau:

+ Từ 2.25 đến cận 3.0:  + Từ 1.5 đến cận 2.25: 

+ Từ 0.75 đến cận 1.5: 

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng

TT Nội dung biện pháp Người trả

lời

Tính cần thiết

   ĐTB ĐLC

1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý

CBQL 76.7 20.0 3.3 2.73 0.52 GV-NV 60.0 38.0 2.0 2.58 0.54

Tổng hợp 63.8 33.8 2.3 2.62 0.53

2 Xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong quản lý

CBQL 30.0 66.7 3.3 2.27 0.52 GV-NV 41.0 52.0 7.0 2.34 0.61

Tổng hợp 38.5 55.4 6.2 2.32 0.59

3

Nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBQL, GV, NV

CBQL 23.3 73.3 3.3 2.20 0.48 GV-NV 35.0 57.0 8.0 2.27 0.60

Tổng hợp 32.3 60.8 6.9 2.26 0.57

4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong quản lý

CBQL 20.0 76.7 3.3 2.17 0.46 GV-NV 34.0 60.0 6.0 2.28 0.57

Tổng hợp 30.8 63.8 5.4 2.25 0.55

các phần mềm hỗ trợ quản lý GV-NV 33.0 59.0 8.0 2.25 0.59 Tổng hợp 27.7 65.4 6.9 2.21 0.55 6 Xây dựng cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong quản lý CBQL 36.7 60.0 3.3 2.33 0.55 GV-NV 33.0 57.0 10.0 2.23 0.62 Tổng hợp 33.8 57.7 8.5 2.24 0.60 Điểm trung bình chung 2.3

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng

TT Nội dung biện pháp Người

trả lời

Tính khả thi

   ĐTB ĐLC

1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý.

CBQL 10.0 86.7 3.3 2.07 0.37 GV-NV 22.0 76.0 2.0 2.20 0.45

Tổng hợp 19.2 78.5 2.3 2.17 0.43

2 Xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong quản lý

CBQL 16.7 80.0 3.3 2.13 0.43 GV-NV 18.0 77.0 5.0 2.13 0.46

Tổng hợp 17.7 77.7 4.6 2.13 0.46

3 Nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBQL, GV, NV

CBQL 16.7 83.3 0.0 2.17 0.38 GV-NV 20.0 72.0 8.0 2.12 0.52

Tổng hợp 19.2 74.6 6.2 2.13 0.49

4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong quản lý

CBQL 13.3 80.0 3.3 2.13 0.43 GV-NV 21.0 78.0 6.0 2.10 0.46

Tổng hợp 19.2 78.5 5.4 2.11 0.45

5 Lựa chọn và khai thác có hiệu quả các phần mềm hỗ trợ quản lý CBQL 6.7 86.7 6.7 2.00 0.37 GV-NV 19.0 75.0 6.0 2.13 0.49 Tổng hợp 16.2 77.7 6.2 2.10 0.46 6 Xây dựng cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong quản lý CBQL 13.3 83.3 3.3 2.10 0.40 GV-NV 18.0 73.0 9.0 2.09 0.51 Tổng hợp 16.9 75.4 7.7 2.09 0.49

Theo số liệu của bảng 3.2 và 3.3, chúng tôi nhận thấy:

Tất cả các biện pháp mà tác giả đề xuất đều được đánh giá có mức độ cần thiết và rất cần thiết với điểm trung bình là: 2.3, mức độ khả thi và rất khả thi với điểm trung bình là: 2.12, cho thấy độ tập trung của các ý kiến trong việc đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp, đồng thời không có sự khác biệt ý nghĩa khi đánh giá giữa nhóm CBQL và GV-NV.

- Biện pháp thứ 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào quản lý. Có mức độ cần thiết với ĐTB là: 2.62 và mức độ khả thi với ĐTB: 2.17. Điều này cho thấy tầm quan trọng và mức độ cần thiết của công tác nâng cao nhận thức là đúng đắn. Vấn đề đặt ra là cần biến những nhận thức thành hành động cụ thể để công tác ứng dụng CNTT trong QL tại các trường THPT thành phố Sóc Trăng đạt yêu cầu.

- Biện pháp thứ 2: Xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng CNTT vào quản lý. Có mức độ cần thiết với ĐTB là: 2.32 và mức độ khả thi với ĐTB: 2.13. Điều này cho thấy, việc xây dựng mô hình ứng dụng CNTT là cần thiết và khả thi. Vấn đề là các cấp lãnh đạo và đặc biệt là CBQL, GV, NV trong các nhà trường phải tập trung mọi nguồn lực, vật lực để mô hình ứng dụng CNTT trong QL đáp ứng được yêu cầu.

- Biện pháp thứ 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBQL, GV, NV. Đa số các ý kiến đều cho là rất cần thiết (ĐTB 2.26) và mức độ khả thi cao (ĐTB 2.13). Con người là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại khi triển khai các công việc. Phần lớn cán bộ, giáo viên, nhân viên đều muốn được học tập nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT.

- Biện pháp thứ 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT vào quản lý. Đa số các ý kiến đều cho là rất cần thiết (ĐTB 2.25) và mức độ

2.62 2.17 2.322.13 2.262.13 2.252.11 2.212.10 2.252.09 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 B.Pháp 1 B.Pháp 2 B.Pháp 3 B.Pháp 4 B.Pháp 5 B.Pháp 6 Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

khả thi cao (ĐTB 2.11). Biện pháp này không khó nhưng nhiều CBQL, GV, NV cho rằng thường không quan tâm đúng mức.

- Biện pháp thứ 5: Lựa chọn và khai thác có hiệu quả các phần mềm hỗ trợ QL. Đa số các ý kiến đều cho là rất cần thiết (ĐTB 2.21) và mức độ khả thi cao (ĐTB 2.1). Chúng tôi thấy được việc lựa chọn các phần mềm phù hợp là không khó thực hiện, vấn đề là khai thác sử dụng như thế nào cho hiệu quả.

- Biện pháp thứ 6: Xây dựng cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong QL. Đa số các ý kiến đều cho là rất cần thiết (ĐTB 2.25) và mức độ khả thi cao (ĐTB 2.09). Chúng tôi nhận thấy, nếu công tác thu hút nguồn nhần lực, đầu tư cho công tác ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường THPT của thành phố Sóc Trăng được các cấp quan tâm, đầu tư thì sẽ mang lại những khả thi cao.

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi

Nhìn chung các biện pháp đã nêu xét trên tổng thể là cần thiết và khả thi trong điều kiện mỗi trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng hiện nay. Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp theo hướng tuân thủ tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện và hướng vào hiệu quả chắc chắn sẽ thúc đẩy ứng dụng CNTT trong công tác quản lý.

Tiểu kết chương 3

Từ thực trạng ứng dụng CNTT ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý, Cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT.

Biện pháp 2: Xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng CNTT vào quản lý. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBQL, GV, NV.

Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT vào quản lý.

Biện pháp 5: Lựa chọn và khai thác có hiệu quả các phần mềm hỗ trợ quản lý.

Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong quản lý. Mỗi biện pháp đều tác động đến hiệu quả của ứng dụng CNTT ở những mức độ và những phương thức khác nhau. Phối hợp các biện pháp trên tạo thành một biện pháp tổng thể tương ứng với điều kiện thực tế của từng đơn vị. Sự sắp xếp bố trí hài hòa các biện pháp trên cũng là một tác động tăng cường hiệu quả ứng dụng CNTT.

Trong từng thời điểm và điều kiện cụ thể, mỗi biện pháp có một tính chất khác nhau, có khi biện pháp này có tính cấp thiết, biện pháp kia cơ bản và lâu dài hoặc ngược lai. Vì vậy các biện pháp trên phải được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Khi ý tưởng ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo được đưa ra cách đây nhiều năm, đã có nhiều ý kiến cho rằng điều đó là chưa cần thiết. Thậm chí nhiều người còn cho rằng không có CNTT thì ngành giáo dục thế giới vẫn phát triển tốt trong nhiều năm qua; và rằng không có CNTT thì vẫn có rất nhiều nhân tài được đào tạo ra từ các “nôi” của giáo dục. Thế nhưng, cả thế giới đang vận động theo hướng ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động, và ngành giáo dục cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Trước cuộc cách mạng khoa học 4.0, công nghệ thông tin đã phát huy thế mạnh và ngày càng hữu hiệu ở nhiều lĩnh vực. Với trường học, việc ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập đang được các cấp quản lý giáo dục lưu tâm và bước đầu phát huy hiệu quả.

Trong những năm qua, với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT vào quản lý, giảng dạy, các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng đã đạt những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, công tác quản lý, điều hành của trường trở nên tinh gọn và hiệu quả, đội ngũ CBQL, GV, NV từng bước tiếp cận với các phương pháp quản lý hiện đại với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý là một hướng đi đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong quản lý và thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Chúng tôi đưa ra 6 biện pháp, đó là:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBQL, GV, NV.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT vào quản lý. - Lựa chọn và khai thác có hiệu quả các phần mềm hỗ trợ QL. - Xây dựng cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong QL.

Mỗi biện pháp có vị trí và chức năng khác nhau song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Với từng biện pháp, tác giả đã xây dựng một số nội dung cụ thể và đã được khảo sát ý kiến của CBQL, GV, NV các trường THPT thành phố Sóc Trăng. Các biện pháp này có nhiều ưu điểm phù hợp với giả thuyết khoa học. Trong từng thời điểm và điều kiện cụ thể, mỗi biện pháp có một tính chất khác nhau, có khi biện pháp này có tính cấp thiết, biện pháp kia cơ bản và lâu dài hoặc ngược lai. Vì vậy các biện pháp trên phải được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ban hành các văn bản pháp lý định hướng vấn đề nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông.

Ban hành các quy định về chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách về phát triển hệ thống thông tin trong nhà trường.

Ban hành chính sách đầu tư xây dựng CSVC về CNTT và truyền thông trong nhà trường theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm, khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng

Đồng bộ các biểu mẫu báo cáo đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ về thông tin học sinh, giáo viên, CSVC, chất lượng giáo dục. Nhằm tiến tới sử dụng một mẫu báo cáo chung (cơ sở dữ liệu chung) mà các phòng ban của Sở Giáo dục và Đào tạo đều khai thác sử dụng được.

Có chính sách đầu tư tăng cường hạ tầng CNTT cho các trường THPT để phục vụ tốt cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong trường học.

Phối hợp với các tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT hoặc Viettel xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm quản lý nhà trường dùng chung, sử dụng thống nhất từ Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đến các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh.

Trong công tác bổ nhiệm CBQL cần chú trọng đến khả năng ứng dụng CNTT và Ngoại ngữ của cán bộ được bổ nhiệm.

2.3. Đối với CBQL các trường THPT của thành phố Sóc Trăng

Triển khai, quán triệt tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về ứng dụng CNTT trong giáo dục.

Triển khai áp dụng đầy đủ các biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý được tác giả đề xuất ở Chương 3 của Luận văn này.

Quan tâm hỗ trợ về vật chất và tinh thần, tổ chức thi đua, khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ, giáo viên, nhân viên có tâm huyết, có cống hiến trong việc nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào quản lý trong nhà trường.

2.4. Đối với GV, NV các trường THPT của thành phố Sóc Trăng

Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ về Tin học và Ngoại ngữ Tích cực khai thác các khả năng ứng dụng CNTT đã triển khai để thay đổi cách làm việc theo hướng tăng hiệu quả xử lý công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (2013). Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (2014). Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 về đầy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Hà Nội.

Bộ Giáo dục & Đào tạo. (2005). Luật Giáo dục và các quy định pháp luật mới nhất đối với ngành Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 Ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011, Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012). Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/09/2012, Ban hành Thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Công văn Số: 4116/BGDĐT-CNTT, ngày 08/9/2017 của về việc hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ

thông tin cho năm học 2017 – 2018. Hà Nội.

Bộ Thông tin và Truyền thông. (2014). Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 về việc Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học phổ thông, thành phố sóc trăng​ (Trang 99 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)