trường
Mức 1: Ứng dụng CNTT để giải quyết công việc và xử lý thông tin một khâu nào đó trong các hoạt động của nhà trường như làm văn bản, làm điểm số, thống kê kết quả, gửi nhận Email,…
Mức 2: Sử dụng phần mềm quản lý từng nội dung hoạt động trong nhà trường như phần mềm quản lý học sinh, quản lý thi, quản lý tài chính, tài sản, quản lý nhân sự,…
Mức 3: Sử dụng hệ thống phần mềm để quản lý thống nhất, liên kết toàn bộ các hoạt động trong nhà trường tạo được sự liên thông giữa quá trình dạy, học, quản lý.
1.5. Quản lý hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ở trường THPT trường THPT
1.5.1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý quản lý
Việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào QL được thực hiện cũng theo các nguyên tắc và trình tự của một kế hoạch. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn thu thập thông tin:
+ Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản về thực hiện nhiệm vụ CNTT trong năm học của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo để xem có chỉ đạo nào mới, cấp thiết, xem xét có chế độ, chính sách mới nào hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong nhà trường hay không. Trong năm học mới, cha mẹ học sinh có thuận lợi khó khăn gì để hỗ trợ cho nhà trường ứng dụng CNTT vào việc giáo dục con em của họ.
lượng, nhận thức, mức độ, khả năng ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV, NV để tính toán xem phải bổ sung thêm lực lượng hay không, ai sẽ phải được bồi dưỡng, ai tiếp tục nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong công việc. HT cần nắm được sức ỳ của đội ngũ trong việc tiếp cận, làm quen với phương tiện hiện đại…để có thể đưa ra các biện pháp thích hợp.
+ Thông tin về CSVC kỹ thuật, tài chính của nhà trường để biết rằng nhà trường đang có gì, thiếu gì để có kế hoạch sử dụng hiệu quả cũng như đề xuất sửa chữa bổ sung và mua sắm mới tới mức nào ở năm học mới.
+ Đặc biệt, HT phải biết rõ nhà trường đã ứng dụng CNTT được gì, đến đâu trong công tác quản lý, trong giảng dạy ở năm học trước. HT không chỉ không phải chỉ nắm được việc sử dụng và quản lý tài nguyên CNTT của nhà trường ở năm học trước mà còn phải nắm được nhu cầu ứng dụng CNTT trong năm học mới của các đối tượng từ cấp phó, các tổ chức đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn cho đến giáo viên, nhân viên.
+ Cũng cần chú ý đến thông tin về các kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT của các trường phổ thông khác để có thể định hướng tốt hơn trong lộ trình ứng dụng CNTT của nhà trường.
- Giai đoạn phân tích thông tin: Sau khi thu thập đủ thông tin, HT sẽ phân tích tình hình để chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong việc ứng dụng CNTT của nhà trường trong năm học mới, nguyên nhân những thành công, thất bại của việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT ở năm học trước. Qua việc phân tích này HT phát hiện ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong việc ứng dụng CNTT của nhà trường trong năm học mới. Tất cả những vấn đề được phát hiện này không thể giải quyết ngay lập tức và cùng một lúc cho nên phải xem xét vấn đề nào cần giải quyết trước, vấn đề nào cần giải quyết sau căn cứ vào mức quan trọng và tính cấp bách của nó. Chẳng hạn nên triển khai theo thứ tự nào, hay là cùng lúc nhưng có ưu tiên giữa ứng dụng CNTT trong quản lý và trong giảng dạy? Khi xác định được mục tiêu và
hướng đi, HT sẽ đặt ra yêu cầu và chỉ tiêu ứng với từng mục tiêu cụ thể. Hệ thống chỉ tiêu đưa ra phải có sự liên quan mật thiết với nhau và phải căn cứ vào các chuẩn đã được quy định của nhà trường.
- Giai đoạn xây dựng biện pháp thực hiện: Căn cứ vào các yêu cầu và hệ thống các chỉ tiêu cho việc ứng dụng CNTT trong nhà trường, HT sẽ xây dựng các biện pháp thực hiện. Các biện pháp này phải giải quyết các nguyên nhân tìm được trong quá trình phân tích. Thường gặp ở các kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường và các biện pháp hết sức chung chung, không phù hợp với các nguyên nhân và kém tính khả thi. Điều này xảy ra do HT khi xây dựng kế hoạch đã không trả lời đầy đủ các câu hỏi: Làm gì? Làm như thế nào? Làm lúc nào? Ai làm? Làm bằng cách nào? Khi nào làm? Làm sao biết là làm được? Do đó, HT cần vạch ra rõ ràng quy trình thực hiện việc ứng dụng CNTT của nhà trường trong năm học và phân công cụ thể trách nhiệm cho cấp Phó, TTCM và trưởng các bộ phận trong nhà trường.
Đối với các trường phổ thông việc ứng dụng CNTT còn yếu và ít, HT cần tổ chức đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của CB, GV, NV để đề ra kế hoạch cho phù hợp. Còn đối với các trường mức độ ứng dụng CNTT khá, HT cần định hướng ứng dụng CNTT vào những công việc cụ thể nhất là việc khai thác tài nguyên, phần mềm ứng dụng có sẵn.
Tóm lại, để kế hoạch đi vào thực tiễn hoạt động của nhà trường, khi xây dựng kế hoạch ngoài các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Hiệu trưởng cần căn cứ vào nội dung và mức độ ứng dụng CNTT của nhà trường trong từng năm học, để từ đó xác định đúng về nhu cầu về CSVC, trang thiết bị, nguồn nhân lực CNTT.