Chính sách, chủ trương về ứng dụng CNTT trong quản lý. Các nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý, các văn bản, chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp QL cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện. Đó là cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT ở các trường THPT hiện nay.
Công tác chỉ đạo từ cấp trên đến cơ sở có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến công tác ứng dụng CNTT trong quản lý.
Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý.
Khả năng tài chính của các nhà trường để đáp ứng các yêu cầu trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý.
Tiểu kết chương 1
CNTT ngày càng có nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực và trong lĩnh vực giáo dục có không ít những ứng dụng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như quản lý giáo dục với vai trò là công cụ hữu hiệu cho mọi công việc.
Ứng dụng CNTT trong quản lý là một trong những vấn đề mà ngành GD&ĐT đang rất quan tâm, thể hiện có rất nhiều văn bản chỉ đạo liên quan và cả những phần mềm được thiết kế, lập trình từ sự chỉ đạo của Bộ GDĐT.
Qua việc phân tích và đánh giá tình hình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam nói chung và nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các nhà trường nói riêng để làm rõ được vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Đề tài đã xây dựng và làm rõ được một hệ thống các khái niệm về các biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Dựa vào cơ sở lý luận trên, chúng tôi soạn thảo công cụ để khảo sát thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý và thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng đó ở một số trường THPT tại thành phố Sóc Trăng.
Chương 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý hành chánh, tình hình dân số thành phố Sóc Trăng phố Sóc Trăng
Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng, Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đông… Sóc Trăng có bờ biển tự nhiên dài 72 km, 30.000 ha bãi bồi với 02 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh. Thành phố Sóc Trăng nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất, nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long làm nên phần lớn lúa gạo, cây trái và tôm cá cho cả nước.
Từ vị trí địa lý như vậy, thành phố Sóc Trăng có lợi thế ở vào vị trí có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Với vị trí là trung tâm của vùng lãnh thổ rộng lớn Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Sóc Trăng còn có điều kiện để phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, du lịch.
Thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Sóc Trăng. Thành phố Sóc Trăng bao gồm 10 phường với 60 khóm, tổng diện tích tự nhiên là 7.616,21 ha; dân số 136.348 người, bao gồm 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống. Trong đó có trên 60% người Kinh, người Khmer chiếm 23,4% và người Hoa chiếm 16,4%; mật độ dân số 1.790 người/km2; về cơ cấu lao động: lao động nông nghiệp chiếm 11,73%; phi nông nghiệp chiếm 88,27%.
2.1.2. Khái quát về đội ngũ CBQL, GV, NV về CSVC của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng
2.1.2.1. Đội ngũ CBQL, GV, NV
Theo thống kê của Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng trong năm học 2017-2018, 3 trường ở thành phố Sóc Trăng (THPT Hoàng Diệu, THPT DTNT Huỳnh Cương, THPT TP.Sóc Trăng) với 264 CBQL-GV-NV, gồm 3 Hiệu trưởng, 7 Phó hiệu trưởng, 3 Chủ tịch Công đoàn, 3 Bí thư đoàn, 23 Tổ trưởng chuyên môn, 211 Giáo viên và 14 Nhân viên với những thông tin được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu đội ngũ CBQL, GV, NV của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.
Đơn vị số lượng: người
CBQL, GV, NV trường THPT Số lượng Đảng viên Dân tộc Nữ
Thâm niên công
tác QL Độ tuổi <5 5-10 >10 <36 36-45 >45 Hiệu trưởng 3 3 2 3 3 Phó hiệu trưởng 7 7 5 3 6 1 4 3 Chủ tịch CĐ 3 3 2 2 3 3 Bí thư đoàn 3 3 1 1 3 3 Tổ trưởng CM 23 15 2 11 12 11 3 12 8 Tổng CBQL 39 31 12 17 24 12 3 10 18 11 Tỷ lệ CBQL % 79.5 30.8 43.6 61.5 30.8 7.7 25.6 46.2 28.2 Giáo viên 211 83 70 155 54 147 10 Nhân viên 14 4 3 10 7 5 2 Tổng GV, NV 225 87 73 165 61 152 12 Tỷ lệ GV, NV % 38.7 32.4 73.3 27.1 67.6 5.3 Tổng chung 264 118 85 182 24 12 3 71 172 23 Tỷ lệ chung % 44.7 32.2 68.9 61.5 30.8 7.7 26.9 65.2 8.7
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng năm học 2017-2018)
Qua bảng 2.1, chúng tôi nhận thấy:
- Về độ tuổi: Số CBQL độ tuổi dưới 36 là 25.6% và từ 36-45 chiếm 46.2%, với tỷ lệ này cho thấy ngành giáo dục Sóc Trăng đã mạnh dạn trong việc trẻ hóa đội ngũ CBQL hiện nay. Đây là độ tuổi vừa có kinh nghiệm quản lý vừa có khả năng tiếp thu tri thức mới, là những người năng động, mong muốn được học tập để nâng cao trình độ, thích ứng cho việc thực hiện ứng dụng CNTT để đổi mới quản lý trong nhà trường. Độ tuổi trên 45 chiếm 28.2% trong số này đa phần là Hiệu trưởng và TTCM, đây là số CBQL có nhiều kinh nghiệm, uy tín nhất định đối với tập thể nhà trường và địa phương nhưng hạn chế trong tự học tập bồi dưỡng thường xuyên, thường muốn ổn định, không có sự thay đổi trong công tác. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác phát triển ứng dụng CNTT của các nhà trường.
- Về giới tính: Nữ chiếm 43.6% của tổng số CBQL, trong đó Phó hiệu trưởng nữ là 3/7 (42.86%), CTCĐ nữ là 2/3 (66.67%), với tỷ lệ này việc quản lý sẽ được nhiều thuận lợi. Thực tiễn hiện nay tỷ lệ giáo viên, nhân viên nữ ngày càng tăng trong các trường THPT, cụ thể đối với GV, NV nữ của 3 trường này là 73.3%. Tuy nhiên với tỷ lệ nữ chiếm tỷ lệ cao sẽ gây khó khăn cho công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, do họ bị chi phối nhiều bởi công việc gia đình (thực hiện chức năng làm mẹ, làm vợ…), do bị tâm lý an phận.
- Về dân tộc: CBQL là người dân tộc (Khmer, Hoa) chiếm 30.8%, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhà trường vì ở Sóc Trăng số người dân tộc (Khmer, Hoa) chiếm tỷ lệ khá cao 39.8%. Tuy nhiên đối với CBQL là TTCM ở trường THPT DTNT Huỳnh Cương thì chỉ là dân tộc Kinh, việc bố trí nhân sự như vậy là chưa hợp lý.
- Về thâm niên quản lý: Số CBQL có thâm niên dưới 5 năm là 61.5%, với tỷ lệ này việc quản lý trong nhà trường cũng gặp không ít khó khăn do CBQL thiếu kinh nghiệm, uy tín nhất định đối với tập thể nhà trường. Ngược
lại lực lượng này hỗ trợ rất tốt cho nhu cầu đổi mới và phát triển ứng dụng CNTT của nhà trường.
- Về chính trị: có 79.5% CBQL là Đảng viên, số chưa Đảng viên chủ yếu là TTCM. Công tác phát triển Đảng trong trường học luôn được quan tâm đặc biệt vì CBQL là lực lượng trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong cơ sở giáo dục quốc dân. Để đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL, GV, NV chúng tôi trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL, GV, NV của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.
Đơn vị số lượng: người
CBQL, GV, NV trường
THPT
Số lượng
Trình độ chuyên môn Trình độ tin học
Trung cấp, Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Chưa biết Văn phòng A trở lên Cao đẳng Đại học Hiệu trưởng 3 1 2 2 1 Phó hiệu trưởng 7 5 2 6 1 Chủ tịch CĐ 3 3 3 Bí thư đoàn 3 3 1 2 Tổ trưởng CM 23 19 4 6 16 1 Tổng CBQL 39 31 8 6 28 5 Tỷ lệ CBQL % 79.5 20.5 15.4 71.8 12.8 Giáo viên 211 199 12 44 150 17 Nhân viên 14 9 3 1 2 12 Tổng GV, NV 225 8 202 13 46 162 17 Tỷ lệ GV, NV % 3.6 89.8 5.8 20.4 72.0 7.6 Tổng chung 264 8 233 21 52 190 22 Tỷ lệ chung % 3.0 88.3 8.0 19.7 72.0 8.3
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng năm học 2017-2018)
Theo số liệu của bảng 2.2, chúng tôi nhận thấy:
- Về trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL, GV, NV của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng đạt và vượt chuẩn theo quy định. Tuy nhiên số GV có trình độ sau đại học còn ít, chỉ có 13/211 chiếm tỷ lệ 6.2%, nên có nhiều khó khăn trong quản lý và chỉ đạo thực hiện đổi mới nhà trường.
Trình độ Tin học của CBQL, GV, NV
19.7%
72.0% 0.0% 8.3%
Văn phòng A trở lên Cao đẳng Đại học
Biểu đồ 2.1. Trình độ tin học của CBQL, GV, NV
- Về trình độ tin học: Trình độ tin học của đội ngũ CB, GV, NV của các trường từ cơ bản trở lên chiếm tỷ lệ 100%, trong đó CBQL có trình độ đại học là 12.8%. Một tỷ lệ rất cao, rất thuận lợi trong việc triển khai ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động của nhà trường đặc biệt là trong công tác quản lý. Tuy số đạt trình độ cơ bản đã chiếm 91.7% nhưng kỹ năng ứng dụng CNTT còn hạn chế. Trong tương lai nên có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT
Nhìn chung, đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THPT của thành phố Sóc Trăng có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết và trách nhiệm với các công việc được giao thể hiện qua kết quả đánh giá, nhận xét cuối năm. Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL còn yếu về kỹ năng sử dụng CNTT, nên hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý để đổi mới nhà trường và tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Trình độ Tin học của CBQL
15.4%
71.8% 0.0% 12.8%
2.1.2.2. Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý
Khảo sát thực trạng CSVC phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT trong quản lý, theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục Trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng trong năm học 2017-2018 như sau:
Bảng 2.3. Khảo sát về hạ tầng CNTT T T Đơn vị trường THPT Tổng số CB,GV NV Máy tính cá nhân Máy tính VP/QL Máy tính kết
nối Internet Số đường truyền cáp quang SL Tỷ lệ SL SL Tỷ lệ 1 Hoàng Diệu 114 110 96.5 10 120 100 3 2 Huỳnh Cương 51 45 88.2 8 53 100 2 3 TP.Sóc Trăng 99 85 85.9 20 105 100 2 Tổng 264 240 90.9 38 278 100 7
(Nguồn: Phòng Giáo dục Trung học - Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng năm học 2017-2018) 96.5 88.2 85.9 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98
Hoàng Diệu Huỳnh Cương TP.Sóc Trăng
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ CBQL, GV, NV tự trang bị máy tính cá nhân
Theo số liệu của bảng 2.3, chúng tôi nhận thấy:
Các trường THPT thành phố Sóc Trăng tất cả đều được trang bị máy vi tính và kết nối Internet rất đầy đủ. Đặc biệt hơn 90% số CBQL, GV, NV tự
trang bị máy vi tính cá nhân để ứng dụng CNTT vào công việc của mình, đây là điều kiện CSVC rất lý tưởng cho việc thực hiện ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường cũng như hoạt động quản lý.
2.1.2.3. Tình hình sử dụng các phần mềm tin học trong quản lý
Khảo sát thực trạng sử dụng các phần mềm tin học phục vụ cho công tác quản lý, theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục Trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng trong năm học 2017-2018 như sau:
Bảng 2.4. Khảo sát các phần mềm QL đang được sử dụng
TT
Nội dung ứng dụng CNTT trong
QL
Đơn vị trường THPT
Hoàng Diệu DTNT Huỳnh Cương TP.Sóc Trăng
1
Triển khai cổng thông tin điện tử (website)
hoangdieust.edu.vn
hoangdieust.net dtnthuynhcuongst.edu.vn thptsoctrang.edu.vn
2
Triển khai trao đổi thông tin 2 chiều (Email)
@hoangdieust.net
@soctrang.edu.vn @soctrang.edu.vn @soctrang.edu.vn
3
Triển khai phần mềm quản lý học sinh.
VnEdu (VNPT), Smas (Viettel), MISA (Cty Misa), VietSchool
4 Triển khai sổ điện tử. Sổ GTGĐ, sổ báo giảng, hg-tg Sổ GTGĐ Sổ GTGĐ 5 Triển khai phần mềm sắp xếp thời khóa biểu. TKB 8.0 (SchoolNet) TKB (Vietschool) TKB 8.0 (SchoolNet) 6 Triển khai phần mềm quản lý các kỳ thi.
Phần mềm QL tuyển sinh 10 của SGD Phần mềm QL thi THPT QG của BGD 7 Triển khai phần mềm quản lý thông tin đội ngũ ePMIS 8 Triển khai phần mềm quản lý tài sản. VEMIS,MISA
TT
Nội dung ứng dụng CNTT trong
QL
Đơn vị trường THPT
Hoàng Diệu DTNT Huỳnh Cương TP.Sóc Trăng
9 Triển khai phần mềm quản lý tài chính. MISA, EXCEL 10 Triển khai phần mềm quản lý thư viện. VEMIS,MISA 11 Triển khai dịch vụ công trực tuyến về tuyển sinh đầu cấp học.
Chưa triển khai
12
Triển khai các hệ thống thông tin toàn ngành.
http://csdl.moet.gov.vn/
Theo số liệu của bảng 2.4, chúng tôi nhận thấy:
Trên 90% các nội dung ứng dụng CNTT trong quản lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng, đã được các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng triển khai sử dụng và bước đầu góp phần đổi mới công tác quản lý. Tuy nhiên trong quá trình triển khai sử dụng các trường cũng gặp một số hạn chế và khó khăn sau:
- Mỗi một nội dung ứng dụng CNTT trong quản lý cần phải có một phần mềm và một cơ sở dữ liệu riêng.
- Do không có biên chế chuyên trách về CNTT mà chủ yếu là kiêm nhiệm. Vì vậy khâu cập nhật dữ liệu chưa kịp thời và đồng bộ, cụ thể: thông tin hoạt động của nhà trường trên websie, thông tin nhân sự trong ePMIS, thông tin học sinh trong VnEdu, Smas, Misa,…
- Cùng một nội dung quản lý học sinh mà Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai sử dụng 3 hệ thống phần mềm: VnEdu, Smas, Misa.
- Do sử dụng nhiều phần mềm khác nhau nên việc kết xuất các mẫu báo cáo về cấp trên cũng gặp khó khăn, lý do mẫu xuất ra không phù hợp với mẫu
cấp trên yêu cầu, vì vậy các nhà trường phải xử lý thủ công cho phù hợp. Điều này làm lãng phí thời gian, không chính xác và chưa mang tính chuyên nghiệp.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý ở các trường THPT Thành phố Sóc Trăng tin vào quản lý ở các trường THPT Thành phố Sóc Trăng
2.2.1. Đối tượng khảo sát
Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 130 người ngẫu nhiên, trong đó: 30 CBQL (3 hiệu trưởng, 7 phó hiệu trưởng, 3 chủ tịch Công đoàn, 3 Bí thư đoàn, 14 tổ trưởng chuyên môn), 86 giáo viên và 14 nhân viên của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng: THPT Hoàng Diệu, THPT DTNT Huỳnh Cương, THPT Thành phố Sóc Trăng để tìm hiểu tổng thể về thực trạng công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát chủ yếu 3 nội dung sau:
- Thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý của 3 trường