Kết quả phân tích các trọng số hồi quy ở Bảng 4.13 cho thấy Sig. của 6 biến độc lập: FTNPL, FCSVC, FDN, FDT, FCV, FLD đều nhỏ hơn 0.05; Do đó 6 biến độc lập này đều ảnh hưởng đến FDLLV, 6 biến độc lập này đều có ý nghĩa và có tương quan thuận chiều với DLLV vì các trọng số Beta > 0. Kết quả kiểm định giả thuyết trình bày ở Bảng 4.14 cho thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận vì giá trị Sig. của các giả thuyết này đều < 0.05.
Bảng 4. 14: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả
thuyết Nội dung Sig. Kết quả
H1 Đặc điểm công việc có mối tương quan thuận với động lực làm việc của nữ giảng viên BVU.
0,000
Chấp nhận
H2 Thu nhập và phúc lợi có mối tương quan thuận với động lực làm việc của nữ giảng viên BVU.
0,000
Chấp nhận
H3 Cơ hội đào tạo, thăng tiến có mối tương quan thuận với động lực làm việc của nữ giảng viên BVU.
0,000
Chấp nhận
H4 Tác động của lãnh đạo trực tiếp có mối tương quan thuận
với động lực làm việc của nữ giảng viên BVU.
0,000 Chấp nhận
H5 Tác động từ đồng nghiệp làm việc có mối tương quan
thuận với động lực làm việc của nữ giảng viên BVU. 0,006 Chấpnhận
H6 Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy có tác động thuận chiều
đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU. 0,000 Chấpnhận Thứ tự tầm quan trọng của từng thành phần phụ thuộc vào hệ số Beta, thành phần nào có hệ số Beta càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU càng cao; Từ Bảng 4.13 ta có thể sắp xếp lại thứ tự tầm quan trọng theo mức độ ảnh hưởng giảm dần của các thành phần đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU như sau:
Bảng 4.15: Mức độ ảnh hưởng của các thành phần đến động lực làm việc
TT Thành phần Mô hình Beta chuẩn hóa 1 Đặc điểm công việc FCV 0,396 2 Thu nhập, phúc lợi FTNPL 0,306 3 Cơ hội đào tạo, thăng tiến FDT 0,250 4 Lãnh đạotrực tiếp FLD 0,247 5 Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy FCSVC 0,144
6 Đồng nghiệp FDN 0,082
Kết quả phân tích các hệ số hồi quy trong mô hình cho thấy tất cả các biến độc lập có mức ý nghĩa (Sig.) nhỏ hơn 0,05. Điều này khẳng định 6 biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc động lực làm việc, với độ tin cậy 99%, và ảnh
hưởng này là cùng chiều do tất cả hệ số Beta đều mang dấu dương. Dựa trên giá trị của hệ số Beta chuẩn hóa, phương trình mô hình hồi quy có dạng như sau:
Y = 0,396*H1 + 0,306*H2+ 0,250*H3 + 0,247*H4 + 0,144*H5 + 0,082*H6. Phương trình được viết lại như sau:
Động lực làm việc = 0,396 * Đặc điểm công việc + 0,082 * Lương, phúc lợi + 0,247 * Đào tạo và phát triển + 0,144 * Lãnh đạo + 0,250 * Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy + 0,306 * Đồng nghiệp.
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU