Thế mạnh của nữ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 36)

Theo luận án tiến sĩ "Quản lý phát triển đội ngũ nữ giảng viên trong các trường đại học sư phạm theo quan điểm bình đẳng giới" của tác giả Cao Tuấn Anh (2013): Hiện nay trong các trường đại học đa ngành, đội ngũ nữ giảng viên chiếm tỷ lệ tương đương với giảng viên nam. Sự khác biệt về giới tính mang lại cho giảng viên nam, nữ giảng viên những thế mạnh khác nhau. Để đạt được các kết quả như giảng viên nam, các nữ giảng viên phải cố gắng hơn rất nhiều. Chính sự khác biệt vể giới, giới tính, sự phân công lao động và trách nhiệm trong gia đình và xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến tới chất lượng giảng dạy cũng như mong muốn được khẳng định vị thế của mình của nữ giảng viên. Về mặt giới tính, thiên chức làm mẹ, qua các lần sinh nở làm gián đoạn quá trình nghiên cứu khoa học, ảnh hưởng tới quá trình phấn đấu, thăng tiến, đề bạt của nữ giảng viên. Xét ở góc độ giới, nữ giảng viên phải đảm nhiệm song song vai trò trách nhiệm gia đình và bên kia là công việc của giảng viên. Nếu tập trung quá vào công việc gia đình thì bị đánh giá là thiếu cố gắng trong công việc, ngược lại, nếu coi trọng quá công việc của người giảng viên thì bị đánh giá không hoàn thành trách nhiệm với gia đình. Vì vậy nữ giảng viên phải cân nhắc kỹ càng trước mỗi lựa chọn để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Từ đó có thể thấy, nữ giảng viên hoàn thành tốt trách nhiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học là sự nỗ lực rất đánh trân trọng. Sự khác biệt giữa giảng viên nam và nữ giảng viên được thể hiện ở hai tiêu chí: Đảm bảo nội quy lên lớp và thái độ quan tâm đối với sinh viên. Điều này cho thấy nữ giảng viên có sự cẩn trọng trong công việc, có ý thức thực hiện nội quy tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)