Động lực và tạo động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 28)

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về động lực làm việc. Theo quan niệm phổ biến, động lực là yếu tố thúc đẩy, làm tăng tốc độ của sự vận động và phát triển. Theo từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng (1997): "động lực là cái thúc đẩy, làm cho phát triển" [58]. Dưới góc độ quản trị học, một số kết quả nghiên cứu đã đánh giá động lực là những yếu tố có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy và động viên nỗ lực lao động của con người, nhằm hướng tới mục tiêu của cá nhân cũng như mục tiêu của tổ chức. Theo tác giả Lê Thị Hải Anh (2017): "Maier & Lawler (1973) đưa ra khái niệm, động lực là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân, các tác giả đã đưa ra mô hình về kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân như sau: Kết quả thực hiện công việc = khả năng + động lực. Higgins (1994) đưa ra khái niệm "động lực là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thoả mãn" [32]. Theo tác giả Daniel H.Pink (2013) trong tác phẩm Động lực chèo lái hành vi: "Động lực là các hệ điều hành mang tính khích lệ, hay là các bộ giả thuyết và hình mẫu về cách vận hành của thế giới và cách cư xử của con người. Các hệ này vận động đằng sau hệ thống luật pháp, kinh tế và hoạt động kinh doanh của chúng ta” [12].

Có thể điểm qua các quan điểm của một số tác giả trong nước như: Luận án tiến sĩ Triết học "Vai trò động lực của nhu cầu và vấn đề chủ động định hướng hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức các nhu cầu" của tác giả Lê Thị Kim Chi (2002) đã nêu: “Động lực là sức tác động, có khả năng kích thích, khởi động; có năng lực chuyển hóa làm xuất hiện cái mới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội con người” hay “động lực phát triển xã hội là những nhân tố tác động tích cực, thúc đẩy quá trình biến đổi, làm xuất hiện cái mới trong sự vận động đi lên của xã hội” [27]; Theo Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân (2012) trong giáo trình Quản trị nhân lực thì: “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để

trình “Hành vi tổ chức” của Bùi Anh Tuấn (2016) thì: “Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao". Biểu hiện của động lực làm việc là tinh thần say mê với công việc đảm nhiệm, luôn sẵn sàng và nỗ lực hết sức, nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị cũng như bản thân người lao động. Theo Ngô Thị Hải Anh (2017) trong luận án tiến sĩ Quản lý tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: "Động lực của con người là sự tác động tổng hợp của các yếu tố (vật chất, nội dung công việc, môi trường làm việc và tinh thần) có tác dụng thúc đẩy, kích thích sự hăng say, nỗ lực hoạt động, làm việc của mỗi người nhằm đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức" [32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)