Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 89 - 90)

Bằng việc nghiên cứu thực tiễn thông qua trao đổi trực tiếp với nữ giảng viên, gián tiếp với chuyên gia thông qua phiếu trưng cầu ý kiến và quan trọng nhất là nghiên cứu định lượng đối tượng là nữ giảng viên đang giảng dạy tại BVU, thuộc các nhóm: Các khoa, các trung tâm, các phòng. Dữ liệu được đưa vào và phân tích theo thứ tự: Thống kê mô tả, đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi qui, kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định giả thuyết của mô hình hồi quy và kiểm định sự khác biệt trung bình giữa các biến định tính và biến định lượng.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Đặc điểm công việc” có tác động mạnh nhất, đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU; tiếp đến là yếu tố "Thu nhập, phúc lợi", yếu tố “Đào tạo, thăng tiến” được xếp thứ 3 trong các yếu tố ảnh hưởng; yếu tố về “Cơ sở vật chất” được xếp thứ 5 trong các yếu tố ảnh hưởng; yếu tố “Đồng nghiệp” được xếp thứ 6 (cuối cùng). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa những giảng viên khác nhau về độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, vị trí làm việc. Kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp tích cực vào thực tiễn quản trị BVU. Về mặt lý thuyết cho thấy mô hình này có thể xem là cơ sở lý thuyết về động lực làm việc trong các nghiên cứu tiếp theo về công tác quản trị nhân sự nói chung. Về mặt thực tiễn, đây là cơ sở khoa học quan trọng để tác giả đưa ra các hàm ý quản trị được trình bày trong phần tiếp theo của luận văn.

5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỀ XUẤT

Trên cơ sở kết quả phân tích dữ liệu khảo sát, đề tài đưa ra một số hàm ý quản trị như sau đối với từng yếu tố ảnh hưởng như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)