Yếu tố thu nhập, phúc lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 86 - 88)

Bảng 4.21: Thống kê mô tả các biến của yếu tố thu nhập, phúc lợi

N Khoảng Min Max Trung bình

Độ lệch

chuẩn Phương sai TNPL1 142 4 1 5 3,79 ,779 ,608 TNPL2 142 4 1 5 3,62 ,833 ,693 TNPL3 142 4 1 5 3,80 ,831 ,690 TNPL4 142 4 1 5 3,93 ,730 ,533 Valid N 142

Kết quả ở bảng phân tích hồi quy cho thấy yếu tố thu nhập, phúc lợi có ảnh hưởng nhiều đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU (Beta = 0,306) xếp thứ 2 trong các yếu tố ảnh hưởng. Thu nhập, phúc lợi việc có ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của nữ giảng viên. Nữ giảng viên luôn mong muốn có thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống, được trả lương đúng hạn. Bởi những nữ giảng viên BVU này họ có trình độ luôn cần được kích thích bởi lương và các khoản phúc lợi tương xứng với vị trí, năng lực và kết quả làm việc của họ. Để yếu tố này càng tăng thêm phần tiên quyết hơn, mang lại hiệu quả sáng tạo hơn đối với nữ giảng viên BVU có trình độ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu thông qua việc xử lý dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0. Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng là thống kê mô tả, đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi qui, kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định giả thuyết của mô hình hồi quy và kiểm định sự khác biệt trung bình giữa các biến định tính và biến định lượng. Kết quả EFA cho thấy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU gồm có 6 biến độc lập: Đặc

điểm công việc (CV), Thu nhập và phúc lợi (TNPL), Cơ hội đào tạo và thăng tiến (DT), Lãnh đạo trực tiếp (LD), Đồng nghiệp (DN), Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy (CSVC) với 25 biến quan sát. Thang đo Động lực làm việc (DLLV) gồm có 3 biến quan sát. Các thang đo này đều đạt được độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha. Kết quả hồi quy cho thấy, cả 6 yếu tố ảnh hưởng của nữ giảng viên BVU được rút trích ra từ kết quả phân tích EFA đều có ảnh hưởng dương đến động lực làm việc, trong đó, yếu tố đặc điểm công việc có ảnh hưởng mạnh nhất đến động lực làm việc. Trên cơ sở kết quả phân tích hồi quy, kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định giả thuyết của mô hình hồi quy và kiểm định sự khác biệt trung bình giữa các biến định tính và biến định lượng, từ đó tiến hành thảo luận các kết quả đã đạt được nhằm đề xuất gợi ý các chính sách cho BVU nhằm nâng cao chất lượng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)