Một số quan điểm về năng lực của giảng viên đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 35 - 36)

Nghiên cứu của Ngô Thị Hải Anh (2017) cho thấy, theo một số nghiên cứu về sự giao thoa của 3 chức năng nghiên cứu - đào tạo - phục vụ xã hội: Kết quả đánh giá giảng viên về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động phục vụ xã hội là những cơ sở để các nhà quản lý đánh giá năng lực toàn diện của một giảng viên và đó cũng là cơ sở để đề bạt, điều chỉnh lương hay phong học hàm. Theo kinh nghiệm của một số trường đại học trên thế giới, đánh giá về giảng dạy và nghiên cứu khoa học thường cao hơn so với hoạt động xã hội. Bên cạnh các chỉ số về công tác giảng dạy, các chương trình đào tạo đòi hỏi người giảng viên phải có kinh nghiệm thực tế. Các giảng viên cần có kiến thức, thông tin cập nhật một cách đầy đủ và về nghề nghiệp. Người thầy phải có khả năng dẫn dắt người học, nhất là khả năng ứng dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giảng dạy. Người giảng viên phải có đầy đủ các kỹ năng thực hiện phương pháp dạy học có thể thôi thúc người học chủ động trong học tập, có các phương pháp đánh giá lý tổng hợp hợp giưa lý thuyết và thực hành. Ngô Thị Hải Anh (2017) dẫn kết luận trong tác phẩm “Những mong đợi lớn hơn được hình thành để xây dựng một tầm nhìn mới cho hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng Hoa Kỳ” về các giảng viên đại học, theo đó giảng viên là người: (1) Tự mình đáp ứng các tiêu chuẩn cao của việc giảng dạy; (2) Thiết lập các mục tiêu rõ ràng, và gắn bó chặt chẽ với nhau cho những môn học, các chương trình đào tạo, và việc học tập của sinh viên; (3) giữ cho sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn cao của các hoạt động trí tuệ mà chúng đòi hỏi những sự tận tâm cao độ về thời gian và sự chú ý; (4) thiết kế một chương trình chặt chẽ và sử dụng những thực tiễn giảng dạy để giúp tất cả các sinh viên đạt tới các mục tiêu; (5) chấp nhận nghĩa vụ với các mục tiêu đó và giảng dạy để đạt tới các mục tiêu đó; (6) lãnh trách nhiệm cá nhân và tập thể với toàn bộ chương trình; (7) định kỳ đánh giá bản thân và sự thành công của sinh viên, và sử dụng những kết quả này để hoàn thiện việc học tập của sinh viên; (8) học tập suốt đời bằng việc tham gia gắn bó trong phát triển sự nghiệp để hoàn thiện việc giảng dạy [32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)