Thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 88 - 89)

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU. Từ kết quả phân tích số liệu sẽ làm cơ sở đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU. Cuối cùng tác giả sẽ đề xuất một số hàm ý quản trị với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng về quản lý nguồn nhân lực, đáp ứng với nhu cầu phát triển. Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước chính, trong đó, Bước 1 nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua việc cùng nhóm chuyên gia thảo luận nhằm đưa ra các ý kiến đóng góp để hình thành các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính này đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu với 6 yếu tố độc lập, bao gồm: (1) Đặc điểm công việc, (2) Thu nhập, phúc lợi, (3) Cơ hội đào tạo, thăng tiến, (4) Lãnh đạo trực tiếp; (5) Đồng nghiệp; (6) CSVC phục vụ giảng dạy với 25 biến quan sát, 1 yếu tố phụ thuộc là Động lực làm việc của nữ giảng viên BVU với 3 biến quan sát. Bước 2 trong nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phương pháp thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU. Dữ liệu này được dùng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình, với số phiếu khảo sát thu về hợp lệ là 142. Số phiếu hợp lệ được đưa vào mã hóa, nhập số liệu, thiết lập ma trận dữ liệu và làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu; Tiến hành dùng phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu; Kiểm tra thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát bằng hệ số Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA cho 6 biến độc lập với 25 biến quan sát và 1 biến phụ thuộc với 3 biến quan sát;. Bước 2 của nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên BVU. Dữ liệu này được dùng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình, với số phiếu thu về hợp lệ 142 phiếu. Số phiếu hợp lệ được đưa vào mã hóa, nhập

số liệu, thiết lập ma trận dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu; Dùng phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu; kiểm tra thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát bằng hệ số Cronback's Alpha; phân tích yếu tố khám phá EAF cho 6 biến độc lập với 25 biến quan sát và 1 biến phụ thuộc với 3 biến quan sát; Phân tích tương quan Pearson dựa trên kết quả phân tích EFA; Và cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến, kiểm định mô hình và giả thuyết của đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)