Các nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 40 - 41)

Theo luận án tiến sĩ “Động lực làm việc của giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam” của Trương Đức Thao (2017): Các công trình nghiên cứu về động lực làm việc của giảng viên đại học chủ yếu tập trung theo 4 hướng: (1) Hướng nghiên cứu về vai trò của tạo động lực làm việc cho giảng viên.Các tác giả tiêu biểu cho hướng này như, Filak và Sheldon, Porter và đồng sự, Ololube khẳng định, động lực làm việc có ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của người giảng viên và sự tiến bộ của tổ chức giáo dục và ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục bậc cao; (2) Hướng nghiên cứu về thực trạng động lực làm việc của giảng viên ở các nước đang phát triển: Tiêu biểu là các nghiên cứu của, Bernaus và Gardner, Ramachandran và Shekar, Peter Van Petegen và đồng sự, Bennell. Các tác giả theo hướng này chỉ ra rằng, động lực làm việc của giảng viên, giáo viên ở các nước đang phát triển và kém phát triển là thấp và tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa sự nỗ lực của giảng viên với niềm tin vào năng lực bản thân và sự yêu thích công việc của họ; (3) Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của giảng viên:Các tác giả tiêu biểu của hướng này là Dornyei, Menyhárt chỉ ra rằng có các yếu tố chủ quan như niềm yêu thích được giảng dạy, niềm tự hào khi được giúp thế hệ trẻ phát triển tri thức... Và các yếu tố khách quan như khen thưởng, xử phạt, trạng thái tâm lý chung của các cá nhân trong tập thể, giá trị nghề nghiệp của giảng viên trong đánh giá của xã hội...

ảnh hưởng tới động lực làm việc của người dạy; (4) Hướng nghiên cứu về mối quan hệ tác động qua lại giữa động lực làm việc của người giảng viên và thái độ học tập, thành tích học tập của người học: Động lực làm việc của giảng viên có ảnh hưởng quan trọng tới thành tích người học và ngược lại. Giảng viên nhiệt tình hướng dẫn thì người học sẽ hứng thú học tập và luôn có gắng để đạt kết quả cao nhất. Các nghiên cứu này ủng hộ mạnh mẽ cho luận điểm: sự kỳ vọng tích cực của giảng viên sẽ ảnh hưởng tới thành tích học tập của người học ở cả cấp độ cá nhân và nhóm. Các tác giả tiêu biểu thuộc nhóm này có thể kể đến: Ann P.Sweet, Adams, Clarke, Deci.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nữ giảng viên trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)