Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển củathẻ NH

Một phần của tài liệu 1457 ứng dụng marketing vào phát triển mở rộng thị phần phát hành và thanh toán thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 29)

1.2. Một số vấn đề cơ bản về dịch vụphát hành và thanh toán

1.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển củathẻ NH

Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán thông dụng và văn minh trên thế giới. Thẻ ra đời vào năm 1949 do ông Frank McNamara, một doanh nhân người Mỹ sáng chế mang tên “Diners Club”. Đến 1951, doanh thu của loại thẻ này đạt hơn 1 triệu dollars và số lượng thẻ ngày càng tăng lên. Theo sau Diners Club, năm 1955, hàng loạt thẻ mới ra đời như: Trip Charge, Golden Key, Gourmet Club, Esquire Club; đến1958, Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Phần lớn các thẻ chỉ dành cho giới doanh nhân, nhưng sau đó các ngân hàng đã nhận thấy rằng giới bình dân mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu cho tương lai.

Vào cuối những năm 1950, một số ngân hàng tại Mỹ đã tiến hành cung cấp dịch vụ Thẻ tín dụng theo cơ chế tín dụng tuần hoàn. Người phát hành thành công nhất trong số đó là Bank of American, năm 1958 ngân hàng này đưa ra các loại thẻ xanh, trắng và vàng với tên gọi Bank Americard (ngày nay là thẻ Visa).

Ngân hàng Barclays là ngân hàng hải ngoại đầu tiên được phép phát hành của Bank Americard, là ngân hàng đầu tiên tại Anh phát hành thẻ riêng có tên là Barclaycard vào năm 1958. Sự thành công của ngân hàng Barclay đã thúc giục ba ngân hàng lớn khác là British Bank, NatWest Bank, Lloyds Bank và Midland Bank, cùng với ngân hàng Royal Bank of Scotland thiết lập một liên doanh có tên Joint Credit Card Company (JCCC) năm 1972. JCCC đã tiến hành các hoạt động Marketing và tiến hành phát hành thẻ cạnh tranh với Barclaycard có tên là thẻ Access. Cả thẻ Access và Barclaycard đều tuân theo luật khung quốc tế.

Master Card ra đời vào 1966 với tên gọi là Master Charge do hiệp hội thẻ liên ngân hàng gọi tắt là ICA (Interbank Card Association) phát hành

thông qua các thành viên trên thế giới. Tổ chức này xuất hiện đã cạnh tranh gay gắt với các mạng lưới của Bank Americard.

Vào cuối những năm 70, thẻ Access hội nhập với thẻ Mastercard còn Barclaycard hội nhập với thẻ Visa. Những hiệp hội phát hành thẻ quốc tế này hoạt động theo cơ chế từng nhóm ngân hàng với các chi nhánh phát hành thẻ, được phép sử dụng trên phạm vi toàn cầu.

Thẻ tín dụng được nâng cấp và trở thành một sản phẩm rất thành công, trong suốt những năm 80 lượng giao dịch thẻ tăng 20% hàng năm, năm 1990 có khoảng 3 triệu thẻ tín dụng được phát hành và khoảng 30 tỷ USD tiêu dùng được thanh toán bằng thẻ. Năm 1990 có 76 loại thẻ tín dụng khác nhau, thị trường thẻ tín dụng phát triển nhanh chóng, hầu hết những người dùng thẻ nắm giữ ít nhất một loại thẻ và hầu hết các thẻ phát hành đều có liên quan tới Visa, Mastercard hoặc Access.

Thực tế, vào năm 1990 những nhà phát hành thẻ chính đều tiến hành phát hành song song hai loại thẻ là Visa và Access, thẻ Access ngày càng phát triển do Mastercard mở rộng giấy phép phát hành. Đây là nguyên nhân chính hình thành các tập đoàn lũng đoạn và vì thế lãi suất, các điều khoản không còn mang tính cạnh tranh trên thị trường thẻ tín dụng. Theo báo cáo của Uỷ ban độc quyền và sát nhập năm 1989, các dịch vụ thẻ tín dụng là nhân tố làm tăng mạnh hơn mức độ cạnh tranh, sự cạnh tranh mạnh mẽ giúp xoá đi lợi nhuận siêu ngạch trong lĩnh vực này.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của 2 tổ chức thẻ quốc tế Visa và Master Card, còn có hàng loạt các tổ chức thẻ khác mang tính quốc tế và khu vực ra đời như: JCB card, AMERICANEXPRESS card, Airplus, Maestro Eurocard, Visioncard... Sự phát triển mạnh mẽ này đã khẳng định xu thế phát triển tất yếu của dịch vụ thẻ. Như vậy, dịch vụ thẻ ngân hàng đã trở nên thông dụng ở phần lớn các nước phát triển trên thế giới nhưng tại Việt Nam nó vẫn là dịch vụ mới mẻ. Năm 1990, hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và VCBVN đã mở đầu cho phương thức thanh toán thẻ tại

Việt Nam. Việc liên kết này chủ yếu phục vụ cho lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Nắm bắt tình hình, Mastercard, JCB, Dinerclub, Amex theo chân Visacard vào Việt Nam thông qua một số ngân hàng đại lý tại Việt Nam.

Các ngân hàng đại lý thanh toán này lần lượt mở rộng các điểm thanh toán ở các nhà hàng, khách sạn, sân bay... Thanh toán thẻ ngân hàng hiện nay là một dịch vụ mang lại hiệu quả cao và ít rủi ro nên giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên VCB vẫn được xem là ngân hàng dẫn đầu trong cung cấp dịch vụ thẻ. VCB đã xây dựng được một mạng lưới tiếp nhận thẻ rộng lớn trong cả nước, tập trung nhiều nhất ở tại các thành phố lớn nơi có chi nhánh của ngân hàng. Tại các cơ sở có doanh số lớn đã lắp đặt máy xử lý cấp phép tự động 24/24h. Đây là ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh toán 06 loại thẻ: Visacard, Mastercard, Amex, JCB, Dinerclub và UnionPay với thị phần lớn nhất cả nước vò thẻ ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1457 ứng dụng marketing vào phát triển mở rộng thị phần phát hành và thanh toán thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w