hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
2.2.1. Giới thiệu về dịch vụ thẻ VCB cung cấp cho khách hàng a. Giới thiệu chung
Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính tối ưu nhất, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.
Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam”
được Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 28/06/2008 và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay, đến nay, Vietcombank luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam.
Đến với dịch vụ thẻ của Vietcombank, khách hàng có thể lựa chọn cho mình từ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đang được hơn 3 triệu khách hàng lựa chọn: Vietcombank Connect24, thẻ ghi nợ quốc tế sành điệu: Vietcombank Connect24 Visa và Vietcombank MTV Mastercard hoặc các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp mang các thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới: Visa, MasterCard và American Express. Hơn nữa, Vietcombank đã và đang liên kết với các đối tác lớn, uy tín như Vietnam Airlines và Kênh ca nhạc giải trí MTV Châu Á để cho ra đời các dòng sản phẩm thẻ liên kết có nhiều ưu đãi vượt trội phục vụ các khách hàng.
Phong phú và đa dạng, tiện lợi và ưu việt, sành điệu và tinh tế, sản phẩm thẻ Vietcombank thực sự giúp khách hàng khẳng định phong cách của mình. Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, Vietcombank không ngừng
Visa Master Visa Master
JCB Chi na ■ Union Pay
mở rộng mạng lưới Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) cũng như mạng lưới ATM. Đến nay, hệ thống thanh toán của Vietcombank đạt hơn 10.000 ĐVCNT và hơn 1.500 máy ATM trên khắp các tỉnh và thành phố sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong và ngoài nước.
b. Dịch vụ thẻ VCB - Những mốc lịch sử đáng nhớ
1990: Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ VisaCard 1991: Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Mastercard 1996: Phát hành thẻ Vietcombank MasterCard
1997: Phát hành thẻ Vietcombank VisaCard
1998: Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ JCB
2001: Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ DinersClub
2002: Ra đời sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên tại Việt nam mang tên
Vietcombank Connect24 và dịch vụ Vietcombank Cyber Bill Payment.
2003: Độc quyền phát hành, thanh toán thẻ American Express tại Việt Nam. 2005: Kết hợp với Vietnam Airlines phát hành thẻ liên kết Vietcombank VietnamAirlines American Express (Thẻ Bông Sen Vàng - Golden Lotus). 2006: - Kết hợp với kênh truyền hình nổi tiếng MTV phát hành thẻ ghi nợ
Vietcombank - MTV Mastercard
- Kết hợp với công ty truyền thông CMVN phát hành thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank SG24
- Cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ trực tuyến theo tiêu chuẩn quốc tế 2007: Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Connect24 VisaCard
2008: Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ China UnionPay (CUP)
2009: Ra mắt thẻ công nghệ chíp mang thương hiệu Vietcombank VisaCard và Vietcombank Mastercard
2010: Sản phẩm thẻ Vietcombank MTV Mastercard được thay thế bằng thẻ
Vietcombank Mastercard Debit - Phong Cách.
66
c. / Các sản phẩm dịch vụ thẻ mà VCB cung cấp cho khách hàng
Amex Amex Diners
Sơ đồ 2.2: Các sản phẩm dịch vụ thẻ của Vietcombank cung cấp cho khách hàng
→ Những lợi thế của VCB VC B Uy tín về thương hiệu của VCB Đa dạng các sản vụ thẻ Độc quyền hiệu Amex Kinh nghiệm vận hành hệ QLRR phâm dịch thương thống và Nền tảng công nghệ tiên tiến
→ Vị thế của VCB trên thị trường thẻ:
- Đứng đầu thị trường thẻ về thanh toán thẻ quốc tế với: 53% thị phần
- Đứng đầu thị trường thẻ về phát hành thẻ quốc tế với: 33,5% thịphần
- Đứng đầu thị trường thẻ về doanh số sử dụng thẻ với: 30,7% thịphần
- Đứng đầu thị trường thẻ về số lượng POS với: 26,5% thị phần
- Đứng thứ hai trên thị trường thẻ về số lượng máy ATM với: 14,9% thị phần
- Đứng thứ ba trên thị trường thẻ về phát hành thẻ nội địa với: 19% thị phần
Thị phần thẻ của VCB qua các năm; [11]
—♦— Thị phần thanh toán thẻ quốc tế —Thị phần doanh số sử dụng thẻ -A- Thị phần phát hành thẻ nội địa —X— Thị phần phát hành thẻ quốc tế 68
→ Những thách thức và khó khăn mà VCB phải đối mặt; Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng tham gia thị trường thẻ
- Số lượng ngân hàng tham gia thị trường thẻ ngày càng tăng, thể hiện qua các
năm như sau:
- Năm 2006: 20 ngân hàng
- Năm 2010: gần 40 ngân hàng
- Đối thủ cạnh trang của VCB ngày càng nhiều hơn:
Agribank dẫn đầu thị trường về phát hành thẻ nội địa với 20% thị phần, tiếp theo là Đông Á bank với gần 20% thị phần. Tuy nhiên, với mục tiêu không chạy theo số lượng mà chú trọng tập trung phát triển các khách hàng có tỷ lệ sử dụng thẻ cao, VCB không còn dẫn đầu về số lượng thẻ nội địa, song vẫn chiếm ưu thế vượt trội về doanh số sử dụng thẻ.
Thị phần phát hành thẻ nội địa đến 31/12/2009; [11] 15% 25% ■ Agribank ■ Đông Á VCB Vietinbank ■ Các NH khác
ACB là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của VCB về thị phần phát hành thẻ TDQT với 25% thị phần. Ngoài ra, các ngân hàng TMCP khác như Sacombank, Techcombank, Eximbankcung đang cạnh tranh gay gắt với VCB, đặc biệt, trong những năm gần đây, sự tham gia thị trường thẻ của một số NHNNg như HSBC, ANZ, UOB... sẽ là một thách thức lớn đối với VCB. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại, VCB vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường về phát hành thẻ quốc tế với 34% thị phần, bao gồm cả thẻ TDQT và thẻ ghi nợ quốc tế.
Thị phần phát hành thẻ quốc tế đến 31/12/2009; [11] 34% 24% 5% 9% 8% 20% ■HSBC, ANZ... ■ACB VCB Eximbank ■Sacombank ■Techcombank
Vietinbank, Agribank và BIDV cũng chiếm thị phần tương đối lớn và đang có xu hướng cạnh tranh mạnh mẽ với VCB. Mặc dù không dẫn đầu về số lượng phát hành thẻ nội địa nhưng VCB vẫn dẫn đầu về doanh số sử dụng thẻ với gần 31% thị phần, vượt xa ngân hàng đứng thứ hai là Đông Á bank với 19% thị phần. Thị phần DS sử dụng thẻ năm 2009; [11] 13% 20% 10% 12% 31% 14% □ Agribank □ Đông Á □ VCB □ Vietinbank □ NH khác □ BIDV
VCB cũng tiếp tục khẳng định ưu thế vượt trội về hoạt động thanh toán thẻ quốc tế với 53% thị phần, cao hơn gần 4 lần so với ngân hàng đứng thứ hai là ACB với 13% thị phần. Tuy nhiên, nhiều Ngân hàng đã và đang rất chú trọng phát triển mảng hoạt động thẻ và cạnh tranh ráo riết với VCB để giành lại thị phần, đặc biệt là ACB, Vietinbank, Sacombank, Eximbank.
Tính đến 31/12/2009, Agribank dẫn đầu thị trường thẻ về mạng lưới máy ATM với 17,5% thị phần. Việc mở rộng mạng lưới ATM không còn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh doanh thẻ của các ngân hàng khi mà việc kết nối liên thông mạng ATM đi vào hoạt động hiệu quả và bao phủ gần như toàn bộ thị trường.
Thị phần máy A TM đến 31/12/2009; [11] 11% 19% 10% 14% 46% □ Đông Á □ Agribank □ VCB □ Vietinbank □ NH khác
Thị phần máy POS của VCB tính đến hết 31/12/2009 là 10.915 máy chiếm 26,5% thị phần, song VCB đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều ngân hàng khác như ACB, Vietinbank, Agribank, Sacombank, Eximbank... PG bank chiếm 10% thị phần nhưng không là đối thủ cạnh tranh của VCB do tất cả các ĐVCNT của PG bank chính là các cửa hàng xăng dầu trong cùng hệ thống của PG bank.
Thị phần máy POS đến 31/12/2009; [11] 10% 8% 26% 47% □ PG bank □ Agribank □ VCB □ Vietinban k □ NH khác
d. Thị trường thẻ Việt Nam - Thị trường mới nổi đầy tiềm năng
Nhìn chung, Việt Nam đã có những bước chuẩn bị khá kỹ trên phương diện môi trường pháp lý và có đầy đủ các điều kiện về kinh tế, về mặt bằng kỹ thuật công nghệ và con người để xây dựng và triển khai thành công phương thức thanh toán điện tử nói chung và hình thức thanh toán thẻ nói riêng.
*./ Môi trường pháp lý: Chính phủ và Nhà nước Việt nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy đảm bảo việc thanh toán bằng thẻ là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ tại Việt nam. Cụ thể, việc ban hành những quy định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán và việc chính thức sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ hạch toán và thanh toán vốn đã tạo môi trường pháp lý vĩ mô cho loại hình thanh toán điện tử. Thêm vào đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước còn ban hành thêm những quy chế về việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng và những quy định cụ thể về bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán vốn của những tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
*./Môi trường kinh tế vĩ mô: có thể khẳng định rằng, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế Châu Á có nhịp độ tăng trưởng cao nhất, với tỷ lệ trung bình đạt 7,4 % và được dự đoán sẽ tiếp tục ổn định ở mức trên 7% trong ít nhất là 5 năm tới. Thu nhập GDP bình
25,000, 000
20,000,
000 ■ 18,500,00 00002,000,
quân đầu người tương ứng đạt mức xấp xỉ 600 USD trong năm 2005 và đã được nâng lên khoảng gần 1.000 USD vào năm 2009, thực tế này lại là điều kiện tốt cho việc phát triển của dịch vụ ngân hàng bản lẻ nói chung và dịch vụ thanh toán thẻ nói riêng.
*./ Môi trường công nghệ: Việt Nam là nước đi sau, do vậy có điều kiện để tiếp thu ngay các thành tựu khoa học kỹ thuật - công nghệ mới để phát triển nghiệp vụ thẻ thanh toán. Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng đã có những bước phát triển nhất định, các ngân hàng đã chú trọng vào việc hoạch định chiến lược và phân bổ ngân sách liên quan đến đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cũng như cải tiến quy trình, tổ chức điều hành phù hợp với những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để thực hiện thành công chủ trương: “Đi tắt đón đầu” tránh tụt hậu về công nghệ.
*./ Môi trường nhân lực: đã và đang đào tạo, bồi dưỡng được nguồn nhân lực đủ trình độ sẵn sàng tiếp thu các kiến thức về khoa học, công nghệ, nghiệp vụ để hình thành và phát triển lĩnh vực thanh toán thẻ tại Việt Nam.
2.2.2. Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ thẻ của VCB
VCB là ngân hàng đầu tiên thực hiện dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam. Việc VCB chính thức phát hành thẻ tín dụng VCB_MASTERCARD (năm 1996) và VCB_VISACARD (tháng 04/1998) được coi là bước chuyển biến trong hệ thống ngân hàng. Ông Donald Van Stone, Phó chủ tịch cao cấp, Tổng giám đốc Mastercard khu vực Đông Á cho rằng: “Vietcombank chuyển từ ngân hàng đại lý thanh toán quốc tế cho nước ngoài thành ngân hàng trực tiếp phát hành Thẻ tín dụng quốc tế đã đánh dấu bước tiến hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam, hoà nhập với cộng đồng thanh toán quốc tế và nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường tế giới”.
Để đưa nghiệp vụ thanh toán bằng thẻ vào thị trường Việt Nam, VCB đã sử dụng có hiệu quả hoạt động marketing và nhanh chóng làm cho thẻ ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến. Hơn thế nữa, nghiệp vụ pháp hành và
73
thanh toán thẻ là một trong những thế mạnh của VCB và phát triển với tốc độ rất
nhanh trong những năm gần đây. Sản phẩm ngân hàng hiện đại này đó tiếp cận được hầu hết đội ngũ khách hàng truyền thống của Chi nhánh đồng thời cũng được quảng bá và thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ này của ngân hàng. VCB đã liên minh với các ngân hàng TMCP trên địa bàn để phát triển
mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy dịch vụ thẻ giữa
Ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình bán chéo sản phẩm. Hoạt động
kinh doanh ngoại tệ luôn được chú trọng để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có quan hệ với Ngân hàng.
Hiện nay thị trường thẻ Việt nam đã xuất hiện 3 loại thẻ phổ biến nhất trong thanh toán là thẻ ATM, thẻ ghi nợ nội địa (với tốc độ tăng trưởng là trên 200%/năm) và thẻ tín dụng quốc tế và đã có hơn 10 ngân hàng là thành viên chính thức của một số tổ chức thẻ quốc tế lớn như Visa, Mastercard, American Express... với số lượng phát hành lên tới 125.000 thẻ thanh toán quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng 49% mỗi năm đối với thẻ tín dụng.
Có thể thấy rõ tốc độ tăng trưởng của thị trường thẻ Việt Nam rõ hơn này qua biểu đồ số lượng thẻ phát hành của thị trường thẻ Việt Nam qua các năm như sau:
15,000, 000 ■ 16,340,000 ^^2,000,000 10,000, 000 ■ 5,900, 000 5,000,000 ■ ________1,844,006560,082 _____ 20,946 234,677 ____________________ 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Biểu đồ 2.1: Số lượng thẻ phát hành của thị trường thẻ Việt Nam qua các năm; [11]
a. Sự bùng nổ của thị trường thẻ nội địa
Các số liệu báo cáo cho thấy ngân hàng Ngoại thương (VCB) vẫn đứng đầu về doanh số phát hành với số lượng thẻ phát hành tính đến 31/12/2009 lên đến gần 4.500.000 thẻ, chiếm 51% thị phần, đứng thứ hai là ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) với số lượng chủ thẻ lên 2.000.000, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (VBARD) và ngân hàng Công Thương (ICB) với 1.200.000 thẻ, tiếp theo là ngân hàng Đầu tư và Phát triển (VIDB) khoảng 1.000.000 thẻ. Trong số các ngân hàng thương mại cổ phần phải kể đến Techcombank (TCB) với 300.000 thẻ, VIB với 120.000 thẻ. Tổng số thẻ nội địa do các ngân hàng phát hành tính đến cuối năm 2007 đã lên đến 6,5 triệu thẻ, tăng 200% so với năm 2006, trong đó, chủ yếu là thẻ ghi nợ và thẻ ATM (chiếm đến 95.4%) cho thấy loại thẻ này thực sự có tiềm năng phát triển và là một thành phần không thể thiếu của thị trường thẻ Việt Nam.
Nhận thức rằng hoạt động phát hành thẻ nội địa chịu ảnh hưởng lớn của mạng lưới ATM, trong những năm vừa qua, các Ngân hàng đều tập trung đầu tư vào hệ thống ATM, mở rộng mạng lưới và ĐVCNT. Điều này đã có tác động tích cực đến doanh số sử dụng thẻ của khách hàng sử dụng thẻ nội địa, đưa doanh số sử dụng thẻ nội địa năm 2007 của các Ngân hàng tăng 170% so với cùng kỳ năm 2006. BIDV y/ 10% EAB 19% VIB 1%’ VBARD 12% VCB 38%
Biểu đồ 2.2: Tình hình phát hành thẻ nội địa năm 2007;[9]
b. Tình hình phát triển của thẻ thanh toán quốc tế
ACB hiện vẫn là ngân hàng dẫn đầu tại Việt Nam về họat động phát hành thẻ quốc tế với tổng số thẻ phát hành đến năm 2007 là hơn 150.000 thẻ, chiếm 60,8% thị phần. Có thể nói, các sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế của ACB đóng vai trò hết sức quan trọng trong thành công của ACB. Tiếp theo sau là VCB với gần 120.000 thẻ (35% thị phần), Eximbank (EIB) với gần 10.000 thẻ. Riêng ngân hàng ANZ có phát hành thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard Maestro nhưng không có số liệu báo cáo. Tổng số thẻ phát hành năm 2007 tăng 60% so với năm 2006.
Biểu đồ 2.3: Tình hình phát hành thẻ quốc tế năm 2007; [9]
Tuy doanh số thẻ thanh toán quốc tế phát hành chưa nhiều so với tiềm năng rộng lớn của thị trường mới, nhưng số lượng phát hành thẻ quốc tế đang