Hoàn thiện các nội dung của chiến lược Marketing mix trong phát

Một phần của tài liệu 1457 ứng dụng marketing vào phát triển mở rộng thị phần phát hành và thanh toán thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 131 - 134)

3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng marketing vào phát

3.2.5. Hoàn thiện các nội dung của chiến lược Marketing mix trong phát

phát triển dịch vụ thẻ VCB

a. Nâng cao chất lượng sản phẩm thẻ

Đây là chiến lược giúp cho ngân hàng đạt được tiêu chí chất lượng, một trong bốn tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động phát hành v à thanh toán thẻ. Chiến lược sản phẩm thẻ của VCB cần đáp ứng được 2 yêu cầu sau đây:

- Yêu cầu thứ nhất: Sản phẩm phải đa dạng về chủng loại

Đây là điều các NHTM Việt Nam, cũng như VCB đang hướng tới vì muốn đứng vững trong cạnh tranh hội nhập được với xu thế như hiện nay, thì đòi hỏi VCB phải có những chiến lược về sản phẩm hết sức hợp lý, cả về mặt số lượng lẫn mặt chất lượng. Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay đòi hỏi VCB không ngừng tăng cường hoàn thiện hơn về sản phẩm.

Đối với vấn đề đa dạng các sản phẩm dịch vụ thẻ, VCB cần có định hướng rõ ràng về vấn đề này như phát triển và đưa vào thị trường các loại thẻ như thẻ liên kết, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ công ty... Muốn đạt được điều này đòi hỏi VCB cần phải có những biện pháp tích cực, nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, xem họ có nhu cầu về sản phẩm nào nhiều hơn, mẫu mã trình bày như thế nào để khi khách hàng sử dụng thẻ họ cảm thấy thoải mái trong tiêu dùng. Ngoài ra, VCB phải tính đến chi phí bỏ ra, các kỹ thuật để đáp ứng được sự ra đời của thẻ đó, nhằm đảm bảo được cơ sở hạ tầng tốt nhất khi VCB đưa sản phẩm vào thị trường hoạt động.

Trước mắt, VCB phải khắc phục và nâng cao các tiện ích thẻ mình đang có và không ngừng đưa ra các sản phẩm thẻ khác trên nền tảng kỹ thuật công nghệ vốn có của thẻ mà VCB đang có. Việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm thẻ phải thực hiện theo lộ trình trên cơ sở điều kiện nguồn lực nội tại của bản thân ngân hàng và đặc điểm của thị trường.

- Yêu cầu thứ hai: Không ngừng nâng cao chất lượng và tạo được sự khác biệt của sản phẩm thẻ VCB

Bất cứ một ngân hàng nào khi tung sản phẩm thẻ của mình ra thị trường đều hiểu rằng vấn đề chất lượng sản phẩm sẽ quyết định sản phẩm đó có thể tồn tại và phát triển được hay không. Vì vậy, VCB cần quan tâm thích đáng

đến vấn đề chất lượng công nghệ để từ đó làm bàn đạp tác động đến chất lượng thẻ trong phát hành cũng như trong thanh toán.

Xét về khía cạnh marketing, khả năng hỗ trợ và xúc tác để tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm là rất lớn. Có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo sự khác biệt thông qua các biện pháp sau:

- Giành và giữ khách hàng thông qua dịch vụ ngân hàng tự động phục vụ 24/24 hoặc 24x7;

- Sự khác biệt về dịch vụ và nhãn hiệu khi cạnh tranh với các ngân hàng khác;

- Giảm số lượng giao dịch viên truyền thống chuyển sang cán bộ quản lý quan

hệ khách hàng;

- Tăng hiệu quả chi nhánh và giảm thiểu chi phí vận hành;

- Mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi các trụ sở ngân hàng, các chi nhánh, các phòng giao dịch...;

- Tạo ra sự khác biệt về thuận lợi cho khách hàng về thời gian, địa điểm, tốc độ giao dịch, bảo mật và sự chủ động của khách hàng;

- Liên kết thanh toán tự động với các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng hoá như điện thoại, điện nước, bảo hiểm...

- Quảng cáo thương hiệu, sản phẩm dịch vụ trên màn hình, trên máy ATM và các biên lai in ra;

- Cung cấp hàng loạt các dịch vụ thanh toán và tiện ích.

b. Thiết lập chính sách phí cạnh tranh

Để đạt được tiêu chí hiệu quả kinh tế, VCB không thể không quan tâm đến vấn đề hạ thấp chi phí về phát hành và sử dụng thẻ. Đây là điểm mà hiện nay các NHTM Việt Nam cũng như VCB đang khai thác triệt để so với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Một điều thực tế cho thấy rằng các khoản phí mà VCB thu so với các ngân hàng nước ngoài như ANZ, UOB hay HSBC... thì các khoản phí của VCB là tương đối thấp. Nhưng so với các ngân hàng như Ngân hàng Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng

TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam... thì đây là điều mà VCB phải cân nhắc giữa chi phí và kết quả thu được.

Từ thực tế đánh giá, đối với các ngân hàng có ứng dụng công nghệ cao thì có các biểu phí bao giờ cũng cao hơn. Nhưng VCB cần có những chiến lược hạ thấp chi phí để thu hút khách hàng, dù có thu nhập chưa cao, nhưng có những biểu phí phù hợp thì chắc chắn rằng họ sẽ càng ngày đến với sản phẩm thẻ của VCB. Nhưng vấn đề để đưa ra biểu phí phù hợp với khách hàng, mà vẫn mang lại lợi nhuận cao cho VCB thì đây là vấn đề hiện nay VCB cần làm. VCB phải kết hợp giữa giảm chi phí phát hành và thanh toán, phải kèm theo đó là tăng được số lượng khách hàng đến với VCB. Có như vậy, VCB mới lấy số lượng bù đắp lại được sự giảm chênh lệch giữa chi phí và doanh thu.

Đối với ngân hàng thì vấn đề chi phí là yếu tố tác động trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng, vì mức thu nhập của người dân còn chưa cao, nếu buộc họ phải bỏ ra một khoản tiền tương đối trong vấn đề phát hành trước khi họ sử dụng thẻ thì điều này sẽ gây tâm lý e ngại sử dụng dịch vụ thẻ. Do vậy, VCB có thể sử dụng giảm đi những khoản phí trực tiếp mà khách hàng dễ nhận ra, để thu những khoản phí khác trong thanh toán bù lại mà khả năng nhận biết sự chịu phí của khách hàng là không có, do đó giảm được tâm lý e dè khi sử dụng dịch vụ thẻ của VCB so với sử dụng tiền mặt mà khách hàng vẫn quen dùng.

Một phần của tài liệu 1457 ứng dụng marketing vào phát triển mở rộng thị phần phát hành và thanh toán thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w