3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng marketing vào phát
3.2.2. Nhanh chóng tiến hành hiện đại hóa hệ thống xử lý thông tin
Để có hệ thống thông tin toàn diện phục vụ cho kinh doanh cũng như công tác xây dựng chiến lược marketing, nghiên cứu thị trường, trung tâm cần hoàn thiện và phát triển hệ thống thu thập và xử lý thông tin theo hướng hiện đại, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thông tin trong hoạt động mrketing không chỉ đối với Ban lãnh đạo mà còn đối với toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng.
Hệ thống thông tin của ngân hàng cần phải đáp ứng được các mục đích thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin của khách hàng một cách khoa học, đặc biệt là việc hướng tới quản lý thông tin khách hàng một cách hữu hiệu trên phần mềm tin học chuyên biệt. Đối với các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, chỉ tiêu phân loại quản lý có thể là: loại sở hữu, ngành nghề kinh doanh, tình trạng tài chính, đặc điểm hoạt động. Một yếu tố cần thiết nữa là doanh nghiệp đó là khách hàng mới hay khách hàng truyền thống, khách hàng có tài khoản tại một ngân hàng hay nhiều ngân hàng khác nhau... Đối với khách hàng cá nhân, việc thu thập và quản lý thông tin theo từng nhóm riêng. Chỉ tiêu phân nhóm phụ thuộc vào chính sách khách hàng tại từng thời kỳ, giai đoạn. Công tác phân loại, đánh giá khách hàng cần có sự kết hợp với các phòng ban khác.
Dựa trên các thông tin thu thập, phân tích và nghiên cứu được, cần đưa ra các chiến lược marketing phù hợp với từng nhóm và phân đoạn khách hàng. Ví dụ: phân loại riêng nhóm khác hàng đặc biệt (VIP) là những khách hàng có quan hệ truyền thống, giao dịch lớn đối với ngân hàng, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân chi tiêu lớn hoặc cấp trung.
_______Vị trí chiến lược bên trong_______ ______Vị trí chiến lược bên ngoài______
Mỗi loại khách hàng sẽ có nhu cầu về dịch vụ sản phẩm ngân hàng theo cấp độ khác nhau và có thể áp dụng gói sản phẩm chuyên biệt hoặc kết hợp “bán chéo sản phẩm”.
3.2.3. Tuân thủ quy trình xây dựng chiến lược Marketing mix
Thực tế cho thấy mặc dù hoạt động marketing của Trung tâm thẻ VCB đã bước đầu hình thành nhưng vẫn còn sơ khai, chưa đúng bài bản và tuân thủ chặt chẽ, khoa học các bước để xây dựng chiến lược Marketing mix. Xét theo đặc điểm kinh doanh và qui mô hoạt động, Trung tâm thẻ VCB có thể tuân thủ các bước quy trình để xây dựng một chiến lược Marketing mix như sau:
Một: Xác định mục tiêu marketing. Hệ thống mục tiêu này cơ bản gồm mục tiêu thương hiệu, vị trí trên thị trường, vị trí trong ngành kinh doanh, qui mô trị trường bao phủ...
Hai: Phân tích tình hình thị trường thông qua các phương pháp như:
- Brand mapping: Định vị thương hiệu trên sơ đồ dựa theo đánh giá của khách hàng (dựa theo hai trục giá và lợi ích cho khách hàng).
- Value chain analysis: Phân tích chuỗi giá trị (vai trò của từng thành viên, giá trị đóng góp, giá trị thu lại của từng thành viên).
- Competitive analysis: Phân tích khả năng cạnh tranh dựa trên các tiêu chí quyết định thành công giữa các đối thủ cạnh tranh.
Ba: Phân khúc thị trường theo đặc điểm địa lý, giai đoạn thị trường, giới tính, thu nhập...
Bốn: Xác định thị trường mục tiêu.
Năm: Định hướng markettng chiến lược. Đây là bước rất quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu marketing. Định hướng marketing chiến lược bao gồm xác định định hướng hoạt động kinh doanh tổng thể, định hướng chiến lược cạnh tranh, chiến lược kênh, giá, quan hệ với khách hàng.
115
Sáu: Kế hoạch triển khai thực hiện. Đây là bước hiến thực hóa chiến lược marketing thông qua các chính sách quản trị thương hiệu, quản trị quan hệ khách hàng, kênh phân phối, tài chính...
Bảy: Kế hoạch theo dõi và điều chỉnh. Ở khâu này, phòng Marketing cần có các công cụ theo dõi đánh giá thực hiện và kết quả thu được qua từng giai đoạn cụ thể. Dựa trên hệ thống quản lý thẻ, bộ phận quản lý hiệu quả marketing có thể yêu cầu công nghệ ngân hàng xây dựng nên hệ thống các báo cáo theo các tiêu chí đúng với yêu cầu đặt ra của chiến lược marketing mà VCB đã lựa chọn.