Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1457 ứng dụng marketing vào phát triển mở rộng thị phần phát hành và thanh toán thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 138 - 140)

3.3. Một số kiến nghị để thực hiện thành công các giải pháp ứng dụng

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Trong những năm gần đây, sự nỗ lực của NHTM nói chung và VCB nói riêng trong việc phát hành và thanh toán thẻ, đã góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, một bộ phận dân cư đã được hưởng những tiện ích do việc dùng thẻ mang lại. Tuy nhiên để lại cho đại dân cư và bộ phận xã hội cùng được hưởng các lợi ích do thanh toán thẻ mang lại và nhận thức được vai trò của thanh toán thẻ đối với mọi chủ thể tham gia thì không chỉ cần có sự nỗ lực của VCB, của các NHTM khác mà đòi hỏi phải có cả sự nỗ lực, ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, Ngành, NHNH, Hiệp hội Thẻ.

Mặt khác, việc phát triển phương thức thanh toán bằng thẻ, đảm bảo tính an toàn, tiện lợi với khách hàng, ngoài sự nỗ lực của các NHTM không thể thiếu vai trò và trợ giúp của Nhà Nước trong việc tạo môi trường, điều kiện cho dịch vụ thẻ phát triển an toàn và hiệu quả. Vì vậy, Chính phủ cần:

- Một: Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ nên có quy định bắt buộc các khoản thanh toán của Chính phủ, doanh nghiệp kinh doanh thương mại thông qua hình thức thanh toán điện tử; có chủ trương chính sách biện pháp đúng đắn, kịp thời để khuyến khích chấp nhận thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng, thanh toán hoá đơn điện, nước, thuế... bằng thẻ.

Sớm ban hành các văn bản, cơ chế, chính sách về quản lý ngoại hối, công nghệ... thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm hạn chế thanh toán dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho dịch vụ thanh toán thẻ hoàn thiện và phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng để khuyến khích dịch vụ thẻ phát triển cần phải có môi trường kinh tế, xã hội phát triển ổn định. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định gắn liền với việc cơ sở hạ tầng được đầu tư, khi đó đời sống dân chúng được cải thiện, hướng họ tới việc tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ văn minh và tiện ích như thẻ thanh toán.

- Hai: Hoàn thiện các văn bản và quy phạm pháp luật chống tội phạm thẻ. Thực tế loại tội phạm về thẻ ngày càng gia tăng với mức độ rất nguy hiểm và tinh vi. Chúng cấu kết với các tội phạm máy tính để tấn công kho dữ liệu ăn cắp thông tin về khách hàng, tạo các thẻ giả mạo lấy tiền của khách hàng. Nhiều khi phạm vi hoạt động của chúng không chỉ dừng lại trong nội bộ một quốc gia mà ở phạm vi xuyên quốc gia. Do vậy, rủi ro gây ra cho hệ thống thanh toán cũng như toàn bộ nền kinh tế ngày một nghiêm trọng.

Chính phủ cần sớm ban hành quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ và kết cấu lừa đảo giả mạo giao dịch thẻ để tấn công triệt để các loại hình tội phạm này. Mặt khác nhanh chóng xây dựng và đưa vào thực thi Luật tội phạm máy tính, Luật tội phạm thẻ, Luật tội phạm thương mại điện tử.

- Ba: Thành lập cơ quan thông tin gian lận thẻ và cơ quan chống tội phạm thẻ. Khi tội phạm thẻ ngày càng phổ biến, các hình thức gian lận ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại đối với ngân hàng, người tiêu dùng và nền kinh tế càng lớn thì việc thành lập các cơ quan trên rất quan trọng trong việc ngăn chặn và xử lý các vụ phạm tội ngoài khả năng kiểm soát và xử lý của các ngân hàng. Qua đó tạo niềm tin cho người sử dụng thẻ và khuyến khích sử dụng thẻ.

Một phần của tài liệu 1457 ứng dụng marketing vào phát triển mở rộng thị phần phát hành và thanh toán thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w