Đặc điểm của công chức chuyên môncấp phường (xã)

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 25 - 28)

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

1.1.6. Đặc điểm của công chức chuyên môncấp phường (xã)

Công chức chuyên môn cấp phường (xã) là những công chức cấp cơ sở, quan hệ trực tiếp với dân, gắn bó thường xuyên với dân và sống làm việc trong cộng đồng dân cư. Do đó, người công chức trước hết phải tận tâm, tận lực vì dân, “phải thực sự có óc nghĩ, mắt nhìn, tai nghe, miệng nói, chân đi,

tay làm”, “biết vận động dân cho đúng và cho khéo” và phải gương mẫu “nói đi đôi với làm”. Đặc điểm của người công chức chuyên môn cấp phường (xã) cũng có đầy đủ những đặc điểm của người công chức nhà nước như sau:

a. Là những người thực thi nhiệm vụ

Công vụ là dạng hoạt động mang tính quyền lực do công chức nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội. Khác với các hoạt động thông thường khác, công vụ hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhà nước. Hoạt động công vụ là hoạt động có tổ chức và tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo một trật tự có tính thứ bậc chặt chẽ, chính qui và liên tục.

Đây là đội ngũ công chức chịu sự chi phối của nhân dân, là những người đầu tiên đối mặt với những yêu cầu bức xúc của dân chúng, những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống. Mọi công việc mà chính quyền cấp phường (xã) thực hiện đều qua bàn tay và trí óc của người công chức cấp phường (xã) thực hiện. Do đó người công chức phải có năng lực vận dụng, cụ thể hóa đường lối, chính sách chung, sự chỉ đạo của cấp trên, tổ chức hoạt động của dân và xử lý tốt các tình huống thực tiễn.

b. Là những người cung ứng dịch vụ công

Dịch vụ công là tất cả các hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, tòa án…Cho đến các hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng.

Có 2 loại dịch vụ công: Dịch vụ công cộng và dịch vụ hành chính công. Dịch vụ công cộng là các hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu của số đông hay của cộng đồng. Dịch vụ công cộng có thể nhiều loại khác nhau như dịch vụ sự nghiệp, dịch vụ công ích, dịch vụ công phục vụ sản xuất…

Dịch vụ hành chính công bao gồm các hoạt động phục vụ các công việc cụ thể của các tổ chức và công dân theo qui định pháp luật. Chẳng hạn như việc cấp các loại giấy phép, các giấy chứng nhận, xử lý vi phạm hành chính, …

Năng lực của công chức chuyên môn cấp phường (xã) có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động cung ứng dịch vụ công. Do đó, người công chức cần phải được rèn luyện cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn, gắn trách nhiệm với lợi ích và bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của họ.

c. Là một đội ngũ chuyên nghiệp

Tính chất chuyên nghiệp không phải chỉ có riêng ở đội ngũ công chức hành chính nhà nước, nhưng đội ngũ công chức hành chính thì nhất định phải là một đội ngũ chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp của công chức nhà nước bao gồm 2 yếu tố: Thời gian thâm niên công tác và trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ hành chính. Hai yếu tố này gắn chặt chẽ với nhau tạo nên mức độ chuyên nghiệp của người công chức nhà nước. Thời gian thâm niên công tác đem lại cho họ sự thành thạo, những kinh nghiệm trong công việc thực thi công vụ. Còn trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ hành chính tạo cho họ khả năng hoàn thiện qua thời gian thâm niên công tác. Điều cần nhấn mạnh là trong 2 yếu tố nêu trên thì trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngày càng trở thành một đòi hỏi hết sức quan trọng đối với đội ngũ công chức hành chính hiện đại. Tính chuyên nghiệp đòi hỏi người công chức phải nắm chắt trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, nhưng đồng thời lại phải cần mẫn nhạy bé năng động sáng tạo tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới.

d. Được nhà nước đảm bảo lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ

của người công chức. Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Công chức được nhà nước đảm bảo các lợi ích vật chất khác như các chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, đảm bảo trang thiết bị làm việc trong công sở để phục vụ việc thi hành công vụ … Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ, nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương bình hoặc xem xét để công nhận liệt sỹ.

Bên cạch việc đảm bảo lợi ích vật chất, nhà nước cũng đảm bảo cho người công chức những quyền lợi về tinh thần cần thiết. Công chức được đảm bảo quyền học tập, nghiên cứu khoa học, được đào tạo nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được quyền tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan có nhu cầu. Ngược lại, khi công chức vi phạm quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật ở mức khác nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 25 - 28)