Chưa đánh giá được tầm quan trọng của công tác đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 77 - 80)

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.4.1. Chưa đánh giá được tầm quan trọng của công tác đào tạo

Nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, là động lực góp phần giúp cho các địa phương đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu mà mình đã đặt ra. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy các địa phương vẫn chưa

có sự nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng cũng như nội dung của chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bộ máy chính quyền của các phường (xã) trên địa bàn thành phố vẫn chưa được lãnh đạo các địa phương chú trọng. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp phường (xã) chủ yếu dựa vào sự chủ động của công chức là chính, trong khi đó các địa phương vẫn chưa xây dựng cho đơn vị mình một đề án hay chương trình đào tạo nguồn nhân lực cụ thể để triển khai thực hiện. Do công tác đào tạo không được thực hiện theo kế hoạch cụ thể nên dẫn đến tình trạng nội dung đào tạo không phù hợp với mục tiêu của tổ chức, không phù hợp với công tác quy hoạch công chức ở địa phương, do đó hiệu quả của công tác đào tạo vẫn không đảm bảo.

Bên cạnh đó, một số công chức nhận thức chưa đúng về đào tạo coi nặng bằng cấp, động cơ chủ yếu của việc đi học không phải để nâng cao trình độ, chuyên môn, hiểu biết và năng lực công tác mà chủ yếu là có bằng cấp để đạt các tiêu chuẩn lên chức, lên lương. Do vậy mới dùng mọi cách để có bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận.

Một số công chức chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc đào tạo nâng cao trình độ. Họ tham gia các khóa đào tạo một cách thụ động, chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của mình để thật sự vì công việc hàng ngày một tốt hơn, phục vụ nhân dân, vì nhân dân được tốt hơn. Bên cạnh đó lãnh đạo các địa phương chưa thật sự quan tâm, tạo điều kiện cho công chức tham gia các lớp đào tạo.

Trong đào tạo cũng xuất hiện một xu hướng không lành mạnh học chạy theo bằng cấp từ đó dẫn đến tình trạng học giả, thậm chí học thi hộ nhưng lại có bằng thật.

2.4.2. Chưa thực hiện đầy đủ các nội dung và yêu cầu của công tác đào tạo đối với công chức chuyên môn

Công tác đào tạo đội ngũ công chức chuyên môn cấp phường (xã) là một công việc thường xuyên và liên tục. Để thực hiện có hiệu quả công việc này đòi hỏi các cơ quan chức năng của thành phố phải thực hiện đồng bộ các nội dung và yêu cầu của công tác đào tạo như thực hiện công tác lập quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn, từng năm và hỗ trợ kinh phí, tổ chức giám sát học viên… Tuy nhiên, công tác này hiện vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo.

Hiện nay các cơ quan chức năng của thành phố vẫn chưa thực hiện công tác xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn, chưa quy định cụ thể đối tượng nào thì bắt buộc phải học đại học chính qui, đối tượng nào học tại chức và từ xã. Công chức được cử đi học đều học theo sở thích của bản thân, hầu hết là không đúng với chuyên môn đang công tác. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả sau khi tốt nghiệp chưa được quan tâm chú trọng. Chính sách hỗ trợ cho công chức đi học còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí hỗ trợ chưa kịp thời ảnh hưởng đến việc học của công chức. Chưa thực sự tạo điều kiện về thời gian để công chức tham gia học tập, do đó đa số công chức đi học chủ yếu là học tại chức và từ xa.

2.4.3. Công tác phối kết hợp giữa cơ quan chức năng thành phố với hệ thống cơ sở đào tạo chưa chặt chẽ

Để đạt được các yêu cầu, mục tiêu, kế hoạch đã đề ra trong công tác đào tạo đội ngũ công chức hành chính cấp phường (xã), bên cạnh việc lựa chọn công chức cử đi học, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian…thì một vấn đề không thể thiếu đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với nhau đặt biệt là sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng của thành phố với các cơ sở đào tạo là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện tốt công tác đào tạo công chức cho các phường (xã) của thành phố. Tuy nhiên, các cơ quan

chức năng của thành phố chỉ mới thực hiện được một số khâu đối với công chức là ra quyết định, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian cho công chức đi học…còn một số khâu tiếp theo như học ở đâu, trường nào, đào tạo như thế nào, ai quản lý thì giao hết cho học viên và các cơ sở đào tạo. Do đó, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo cho đội ngũ công chức, vì vậy sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng của thành phố với các cơ sở đào tạo là rất cần thiết trong việc tổ chức đào tạo đội ngữ công chức cấp phường (xã) hiện nay. Ngoài ra, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, phường (xã) của thành phố để triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, đảm bảo chất lượng trong công tác đào tạo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 77 - 80)