6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
3.3.2. Kiến nghị với chính phủ và bộ nội vụ
Đào tạo và phát triển độ ngũ cán bộ công chức Nhà nước là bộ phận nhân lực quan trọng của quốc gia có vai trò quyết định thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Đây là một cuộc cải cách ở lĩnh vực cán bộ công chức, đòi hỏi phải được nhận thức đúng, thống nhất trong cả hệ thống chính trị và trong toàn xã hội. Nhằm có những bước chuyển cơ bản về năng lực của nền công vụ; đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong thời gian đến. Do đó, các cơ quan chức năng cần
phải có những quan tâm đầu tư đứng mức cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức:
+ Chính phủ phải có kế hoạch hàng năm và các biện pháp kiên quyết thực hiện; tập trung chỉ đạo, đầu tư khoa học, kinh phí cần thiết bao gồm cả các nguồn lực trong nước và tài trợ nước ngoài cho các mục tiêu và giải pháp đã xác định trong luận văn.
+ Ban hành chiến lược đào tạo, bồi dưỡng công chức dài hạn để tạo ra hành lang pháp lý và là cơ sở để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
+ Tiếp tục xây dựng và ban hành hệ thống thể chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, đặc biệt là ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đào tạo nâng cao, chuyên sâu đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo.
- Đối với Bộ Nội vụ: Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ từng ngạch công chức để làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng theo đúng định hướng, thiết thực, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
Bộ Nội vụ cùng các cơ quan hữu quan khẩn trương tiến hành nghiên cứu các chính sách đảm bảo việc đào tạo và phát triển đội ngũ công chức:
+ Chính sách tiền lương.
+ Các chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển đội ngũ công chức. + Công chức nữ; công chức dân tộc ít người.
- Đối với Bộ Tài chính: Ban hành quy định về định mức, quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, công chức phù hợp với yêu cầu thực tế. Ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý làm động cơ thúc đẩy công chức đi học nâng cao trình độ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nhân lực là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của Thành phố Đồng Hới. Khi kinh tế phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, kèm theo đó là những yêu cầu đáp ứng cao hơn về chất lượng dịch vụ hành chính công của nhân dân. Thông qua đội cán bộ viên chức hành chính công cấp phường (xã) nhân dân có thể cảm nhận được các dịch vụ được cung cấp bởi Thành phố Đồng Hới đáp ứng được nhu cầu hiện nay, trong tương lai khi xu hướng toàn cầu hóa và phát triển hội nhập kéo theo nhiều vấn đề mới phát sinh trong các nghiệp vụ hành chính công. Người cán bộ viên chức cần có kĩ năng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ làm cho các dịch vụ hành chính cấp phường (xã) trong Thành phố Đồng Hới trở nên khác tốt hơn.
KẾT LUẬN
Đội ngũ công chức cấp phường (xã) của thành phố Đồng Hới về cơ bản là những người công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn sát nhân dân sở tại và biết động viên mọi người dân trong xã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được đặt ra ở cơ sở.
Tuy nhiên, đứng trước quá trình đổi mới toàn diện của thành phố Đồng Hới đội ngũ công chức chuyên môn cấp phương (xã) còn bộc lộ nhiều bất cập, mà biểu hiện rõ nét nhất là hạn chế về năng lực chuyên môn dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc trước dân còn thấp.
Nguyên nhân thì có nhiều, song đối với công tác đào tạo công chức chuyên môn cấp phường (xã) đặc ra cho chúng ta thấy đó cũng là một chủ trương lớn cần phải được Đảng, chính quyền các cấp của thành phố quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, do đó giải pháp để đào tạo đội ngũ công chức chuyên môn cấp phường (xã) là cần thiết. Luận văn “Đào tạo nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp phường (xã) thành phố Đồng Hới” đã hoàn thành nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:
- Đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo nguồn nhân lực, trên cơ sở đó phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng công tác đào tạo đội ngũ công chức chuyên môn cấp phường (xã) tại thành phố Đồng Hới trong thời gian qua.
- Đã xác định một số nguyên nhân chủ yếu, làm rõ những mặt hạn chế trong quá trình đào tạo công chức cấp phường (xã) tại thành phố Đồng Hới.
- Đã đề xuất những giải pháp nhằm đào tạo đội ngũ công chức cấp phường (xã) tại thành phố Đồng Hới trong thời gian đến.
[1] Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội : LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC [2] Luật số 52/2019/QH14 của Quốc hội : Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức
[3] Báo cáo của Phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới về báo cáo danh sách công chức cấp xã năm 2016; 2017; 2018;2019.
[4] Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Thành ủy Đồng Hới về phát triển nguồn nhân lực và đổi mới công tác cán bộ của thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2020.
[5] Nguyễn Mỹ Loan (2014), Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long.
[6] Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
[7] Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
[8] Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế của chính phủ.
[9] Nguyễn Phan Xuân Phú (2013), Đào tạo nguồn nhân lực tại cảng Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ.
[10] Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
[12] Quyết định số 1136/QĐ-UBND Ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2011-2020.
[13] Quyết định số 1663/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưởng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020.
[14] Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025
[15] Cao Văn Sâm (2015),Giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề.
[16] Võ Xuân Tiến, Một số vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực, Đại học Đà Nẵng
[17] Lê Minh Tuynh (2018), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Số 4/2018.
[18] Trần Thu Vân , Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, công chức hành chính cấp phường (xã) tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ.
[19] Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2004), Phương pháp và kỹ năng quản trị, NXB Lao đông – Xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh
[20] Athanasios Chatzimouratidis, Ioannis Theotokas, Ioannis N.Lagoudis (2012), Decision support systems for human resource training and development.