Nhân tố thuộc về bản thân người được đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 46 - 48)

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

1.3.3. Nhân tố thuộc về bản thân người được đào tạo

Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức; do đó năng lực và hiệu quả trong hoạt động của con người tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Người lao động cũng là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của chương trình đào tạo bởi vì người lao động là đối tượng trực tiếp tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng mà chương trình đào tạo cung cấp. Vì vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo cần quan tâm đến trình độ chuyên môn, kỹ năng, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, tâm lý và mong muốn, nhu cầu của người được đào tạo. Trong đó, cần quan tâm các nhân tố chính:

- Quyết định gắn bó lâu dài với nghề nghiệp

Người lao động luôn quan tâm đến cơ hội mới trong nghề nghiệp của họ, mặc dù không phải là một việc thường xuyên, nhưng tại một số thời điểm nhất định của cuộc đời, người lao động phải có những quyết định quan trọng đối với nghề nghiệp của mình. Quyết định lựa chọn và gắn bó lâu dài

với nghề nghiệp của người lao động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo nguồn nhân lực trong đơn vị, tránh trường hợp đào tạo xong nhân viên lại chuyển sang đơn vị khác.

- Nhu cầu tự khẳng định, được tôn trọng và thừa nhận

Người lao động đôi khi tham gia khóa đào tạo không nhất thiết với mục đích bổ sung thêm kiến thức để phục vụ công việc cũng như vì lợi ích thu được. Có khi việc quyết định đi tham gia đào tạo đơn thuần là họ cảm nhận về “giá trị xã hội” của việc đào tạo. Trong xã hội người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao thường được mọi người ngưỡng mộ và tôn trọng. Để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng và thừa nhận họ sẵn sàng tham gia đào tạo. Vì thế, nhu cầu tự khẳng định, được tôn trọng và thừa nhận có ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo của tổ chức.

- Nhu cầu hoàn thiện bản thân, năng lực

Người lao động luôn có nhu cầu hoàn thiện bản thân mình, họ mong muốn và cố gắng nhận thức thế giới được nhiều hơn, tạo cho mình có một giá trị sức lao động và sử dụng nó một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn, được trả công cho lao động của mình ngày càng cao, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng cao. Do vậy, người lao động phải tích cực học tập, không ngừng sáng tạo để sản sinh cho mình giá trị sức lao động cao hơn.

Khi người lao động muốn được nâng cao trình độ thì họ có thể đề xuất với cấp trên xin học tập và nếu họ có nhu cầu muốn học hỏi thì họ sẽ học tập tự giác từ đó chất lượng sau đào tạo được nâng cao một cách rõ rệt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật hiện đại, nền kinh tế tăng trưởng như vũ bão, danh giới giữa các nước ngày càng lu mờ trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, mở ra một thế giới cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải biết sử dụng nguồn lực của mình để có ưu

thế, đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, mà công tác đào tạo trong mỗi cơ quan hành chính công đang trở thành vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia, địa phương. Thực hiện công tác này rất tốn kém sức lực và vật chất nhưng hiệu quả của nó rất lớn, đôi khi không thể so sánh nổi giữa chi phí đầu vào và đầu ra. Đào tạo nguồn nhân lực là một điều kiện để nâng cao năng suất lao động, phát triển toàn diện đội ngũ lao động nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong chương một tác giả đã hệ thống quá đầy đủ các vấn đề cơ sở lý luận xay quanh hoạt động đào tạo nhân lực hành chính công làm nền tảng phương pháp luận để phân tích thực trạng trong chương 2 và đưa ra các giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP PHƯỜNG (XÃ) TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG

HỚI TRONG NHỮNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 46 - 48)