6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
2.4.6. Bố trí, đãi ngộ công chức sau đào tạo chưa hợp lý
Việc bố trí, đãi ngộ công chức sau khi hoàn thành chương trình đào tạo một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo. Công chức được bố trí, phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn, sở trường sẽ giúp phát huy được khả năng của người lao động, tạo tâm lý tích cực trong công
việc, giúp cho mọi vị trí công tác đều hoạt động trôi chảy, linh hoạt, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, thực tế việc bố trí công chức sau đào tạo tại các địa phương nhìn chung vẫn chưa thật sự hợp lý, nhiều công chức sau khi đào tạo được bố trí công việc không phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo; nguyên nhân của thực trạng này là do:
- Thứ nhất, do công tác đào tạo công chức cấp phường (xã) vẫn chưa được tiến hành theo một kế hoạch cụ thể, đa số các công chức tự mình chủ động tham gia các chương trình đào tạo mà không theo sự định hướng của cơ quan, dẫn đến kiến thức, chuyên môn được đào tạo không phù hợp với yêu cầu của công việc mà tổ chức phân công cho họ.
- Thứ hai, do sự chủ quan của lãnh đạo ở các địa phương trong việc phân công nhiệm vụ, bố trí công việc cho đội ngũ công chức, nhiều vị trí chưa được bố trí phù hợp với trình độ chuyên môn. Chẳng hạn, trong thực tế vẫn có tình trạng công chức có chuyên môn trong các lĩnh vực Kế toán nhưng lại phân công làm nhiệm vụ trong lĩnh vực Địa chính - xây dựng, việc phân công như vậy là chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ phận Địa chính - xây dựng nói riêng và của cả đơn vị nói chung.
Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian đến khi tiến hành đào tạo các địa phương phải xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, phù hợp với quy hoạch cán bộ ở địa phương; đồng thời tiến hành rà soát, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ công chức cho hợp lý.
Với những khó khăn tồn tại nêu trên, như về nhận thức, kinh phí, chất lượng đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình giảng dạy,… Đòi hỏi chúng ta phải đưa ra những giải pháp, những bài toán có đáp áp cụ thể nhằm đào tạo một cách hữu hiệu đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường (xã).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
sau khi nghiên cứu thực trạng đào tại cán bộ phường (xã) tại Thành phố Đồng Hới và đưa ra một số đánh giá về hạn chế và nguyên nhân. Để hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực đạt được những mục tiêu cơ bản về công tác và về văn hoá tư tưởng trước hết Thành phố Đồng Hới phải xây dựng được chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,chắc chắn trong một tương lai không xa. Tác giả xin đề xuất các nhóm giải pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP PHƯỜNG (XÃ) TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 3.1.1. Những thách thức của quá trình hội nhập
Những thách thức của quá trình hội nhập và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường sức lao động. Tình hình đó sẽ đặt ra những thách thức và yêu cầu mới đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Thành phố Đồng Hới bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn, nhưng cũng có nhiều khó khăn thách thức. Chỉ trong mấy năm trở lại đây, Đồng Hới đã phát triển khá nhanh và đã trở thành độ thị loại 2 trực thuộc tỉnh năm 2014. Những vận động nội lực đã khiến thành phố Đồng Hới ngày càng mở rộng tầm vóc của mình. Bắt đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng về giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trường mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua thành phố Đồng Hới đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Tốc độ GDP bình quân năm sau tăng cao hơn năm trước (10 - 11%/năm) và cao hơn mức bình quân chung của cả nước, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện… kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.
Xây dựng thành phố Đồng Hới trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa của khu vực Bắc trung Bộ và cả nước, là thành phố Biển, cửa ngõ giao thông (đường biển, hàng không, đường sắt, đường bộ) quan
trọng trong trung chuyển và vận tải của cả nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính, ngân hàng; là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ , Thành phố du lịch của Miền Trung; Đồng Hới còn là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng và an ninh của khu vực BắcTrung Bộ và cả nước.
Từ những vấn đề trên là cơ sở, là nhiệm vụ để các địa phương xây dựng chương trình đào tạo nhằm đảm bảo cho đội ngũ công chức cấp phường (xã) có năng lực nhất định để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian đến.
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố ĐồngHới trong thời gian đến Hới trong thời gian đến
Phấn đấu đến năm 2030, Đồng Hới trở thành một thành phố Du lịch, thương mại, công nghiệp, hiện đại, có môi trường trong lành, đời sống văn hóa cao; một trong những thành phố thân thiện, an bình và là một trong những đô thị lớn của cả nước.
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đô thị, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại đi đôi với nâng cao năng lực quản lý đô thị theo hướng thành phố du lịch, thương mại, công nghiệp, văn minh, hiện đại.
Nâng cao hiệu quả các thành phần kinh tế, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Đẩy mạnh cải cách hành chính; Nâng cao năng lực trong điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước, đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của hệ thống chính trị các cấp. Kiện toàn bộ máy các cơ quan chính quyền thật tinh gọn, điều hành thống nhất và có hiệu quả; tập trung củng cố chính quyền cấp
cơ sở vững mạnh.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, đẩy nhanh việc sắp xếp đổi mới quản lý và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn, để doanh nghiệp Nhà nước giữ vị trí then chốt ở một số ngành có tính chất quan trọng như thông tin liên lạc, điện, nước, dịch vụ hàng không…
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển sử dụng và thu hút nhân tài. Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ mới và ứng dụng những thành tựu đã đạt được. Phát huy truyền thống văn hóa, sự cần cù của nhân dân thành phố Đồng Hới, hòa nhập với các thành phố khác của cả nước và khu vực.
Phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn kết với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
3.1.3.Khắc phục những hạn chế của công tác đào tạo công chức chuyên môn cấp phường (xã) tại thành phố Đồng Hới
Chú trọng đến công tác đào tạo công chức cấp phường (xã). Kết quả của công tác đào tạo đem lại rất đáng kể, đội ngũ công chức cấp phường (xã) ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, hiệu quả hoạt động của các địa phương đã được nâng lên, nguồn nhân lực ở cơ sở trở thành động lực góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và toàn thành phố Đồng Hới.
Trong thời gian đến cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo công chức chuyên môn tại Thành phố đồng Hới với những nội dung sau:
đúng và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng cũng như nội dung của chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp phường (xã). Mổi địa phương đơn vị xây dựng cho đơn vị mình một đề án, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cụ thể để triển khai thực hiện.
-Thực hiện đầy đủ các nội dung và yêu cầu của công tác đào tạo đối với công chức chuyên môn
Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn, quy định cụ thể đối tượng nào thì bắt buộc phải học đại học chính qui, đối tượng nào học tại chức và từ xa. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả sau khi tốt nghiệp. Hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện về thời gian cho công chức tham gia bồi dưởng, đào tạo.
-Phối kết hợp chặt chẻ giữa cơ quan chức năng thành phố với hệ thống cơ sở đào tạo
Các cơ quan chức năng của thành phố tiếp tục thực hiện một số khâu đối với công chức là ra quyết định, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian cho công chức đi học và có liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưởng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, kỉ năng, kinh nghiệm công tác… Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, phường (xã) của thành phố để triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, đảm bảo chất lượng trong công tác đào tạo.
-Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới nội dung, chương trình, nội dung đào tạo phù hợp
Nâng cao năng lực của đội ngủ giáo viên, nhất là về kiến thức, kinh nghiệm quản lý nhà nước và phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó cần coi trọng đội ngũ giảng viên kiêm chức , đảm bảo biên chế cho các trường đào tạo. Bên cạnh đó, cần phải đổi mới chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với từng chức danh chuyên môn, phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, phù hợp với mục đích yêu cầu của tổ chức đưa đi đào tạo.
Quan tâm chính sách đối với giáo viên, đặc biệt là đối với chính sách tiền lương, chính sách về nhà ở cho giáo viên.Đồng thời xây dựng chương trình, nội dung đào tạo cho công chức phải phù hợp với từng chức danh chuyên môn, xác với tình hình thực tế.
-Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ
Xác định công tác quy hoạch cán bộ là việc làm thường xuyên, phổ biến và rất quan trọng trong công tác quản lý cán bộ, công chức Nhà nước. Nâng cao nhận thức và từng bước đổi mới trong công tác quy hoạch cán bộ, tạo chuyển biến quan trọng trong việc thực hiện tạo nguồn, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí sử dụng cán bộ đồng thời với việc thực hiện chính sách cán bộ. Các địa phương cần tích cực, chủ động cử công chức đi đào tạo để thay thế lớp công chức cao tuổi, thực hiện một bước trẻ hóa đội ngũ công chức hành chính cấp phường (xã).
-Ưu tiên bố trí, đãi ngộ công chức sau đào tạo hợp lý
Việc bố trí, đãi ngộ công chức sau khi hoàn thành chương trình đào tạo một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo. Công chức được bố trí, phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn, sở trường sẽ giúp phát huy được khả năng của người lao động, tạo tâm lý tích cực trong công việc, giúp cho mọi vị trí công tác đều hoạt động trôi chảy, linh hoạt, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Do đó trong thời gian đến khi tiến hành đào tạo các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, phù hợp với quy hoạch cán bộ ở địa phương; đồng thời tiến hành rà soát, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ công chức cho hợp lý .
3.1.4. Một số quan điểm, nguyên tắc khi đào tạo công chức chuyênmôn cấp phường (xã) môn cấp phường (xã)
xã hội của địa phương, yêu cầu tiêu chuẩn của từng chức danh; nghĩa là phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo của công chức, của cơ quan, tổ chức. Trong công tác đào tạo phải quán triệt các nguyên tắc: Đảm bảo các quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; đảm bảo đào tạo theo nhu cầu; đào tạo gắn với thực hành; đảm bảo tính hiệu quả thực tế.
- Nguyên tắc đảm bảo các quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước trong đào tạo. Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo phải phản ánh các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, phải luôn được cải tiến không ngừng hoàn thiện theo quá trình đổi mới của đất nước, của công cuộc cải cách hành chính Nhà nước.
- Nguyên tắc đảm bảo đào tạo theo nhu cầu, đáp ứng yêu cầu đào tạo. Nguyên tắc này yêu cầu đào tạo phải thực hiện trên cơ sở nhu cầu đào tạo của công chức, của cơ quan và tổ chức. Nội dung chương trình, giáo trình đào tạo phải được xác định theo nhu cầu công tác thực tế để nâng cao năng lực thực hiện của công chức. Hình thức, thời gian đào tạo cần được nghiên cứu thực hiện theo các chức danh, vị trí công tác khác nhau. Đào tạo đảm bảo theo sát đối tượng, lựa chọn đối tượng cẩn thận, tránh việc đào tạo không đúng đối tượng.
- Nguyên tắc đào tạo gắn liền với thực hành, học đi đôi với hành. Nguyên tắc này đòi hỏi công tác đào tạo phải hữu ích và thiết thực, phải đem đến cho người học những kiến thức, kỹ năng thực tế gắn liền với công việc của họ, phù hợp với nhiệm vụ họ đang làm. Nội dung đào tạo phải kết hợp với thực tế, phải liên quan đến kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ mà công chức đảm nhận. Thông qua đào tạo giúp cho kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiệu quả công tác của công chức được nâng lên rõ rệt, đạt được
mục đích học để làm việc, học để phục vụ tốt trong công việc. Vì vậy, nội dung, chương trình giáo trình phải cân đối giữa lý thuyết và thực hành giúp học viên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thực tế trong đào tạo. Nguyên tắc này yêu cầu công chức phải chú trọng đến hiệu quả, không nên chú trọng hình thức chạy theo chỉ tiêu, số lượng đào tạo. Đồng thời cũng không phiến diện chạy theo chứng chỉ, bằng cấp, mà đào tạo phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Trong đào tạo phải chú trọng kinh phí đào tạo một cách có hiệu quả, phải đảm bảo thực hiện tốt ở tất cả các khâu từ xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch, thực hiện đào tạo đến khâu đánh giá.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐÀO TẠO CÔNG CHỨCCHUYÊN MÔN CẤP PHƯỜNG (XÃ) TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI CHUYÊN MÔN CẤP PHƯỜNG (XÃ) TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TRONG 5 NĂM ĐẾN