Thực trạng lựa chọn đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 59 - 62)

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.3.6. Thực trạng lựa chọn đối tượng đào tạo

Trong thời gian qua, việc lựa chọn công chức tham gia đào tạo của thành phố là chưa hợp lý vì chưa xác định đúng nhu cầu đào tạo cho từng chức danh vị trí công tác. Việc lựa chọn người đào tạo còn mang nhiều cảm tính, bị các quan hệ cá nhân chi phối vì vậy kết quả đào tạo không đạt được mục tiêu như mong muốn. Trên thực tế, có đối tượng chưa cần thiết phải đào tạo thì lại bắt buộc, trong khi nhiều đối tượng khác cần được đào tạo lại không được tham gia. Hơn nữa, việc phân biệt đối tượng đào tạo chưa được rõ ràng nên chương trình đào tạo không phù hợp với đối tượng.

Công chức chuyên môn ở các chức danh Tư pháp Hộ tịch, Tài chính - Kế toán, Văn phòng -Thống kê thường xuyên tiếp xúc với người dân địa phương, nhưng các bộ phận này lại ít được đào tạo các kiến thức chuyên sâu

Bảng 2.6. Tình hình đào tạo đội ngũ công chức chuyên môn cấp phường (xã) theo từng đối tượng qua các năm 2016- 2019

ĐVT: Người

Đối tượng đào tạo

2016 2017 2018 2019 SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) Tài chính - Kế toán 5 11,62 9 16,66 11 15,94 12 16,66 Tư pháp - Hộ tịch 6 13,95 8 14,81 7 10,14 7 9,72 Địa chính - Xây dựng 7 16,27 10 18,51 12 17,39 12 16,66 Văn phòng - Thống kê 8 18,60 9 16,66 9 13,04 10 13,88

Văn hóa - Xã hội 7 16,27 8 14,81 10 14,49 11 15,27

Trưởng công an xã 4 9,30 3 5,55 6 8,69 6 8,33

Chỉ huy trưởng quân sự 6 13,95 7 12,96 14 20,28 14 19,44

Tổng số 43 100 54 100 69 100 72 100

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Nội vụ Tp. Đồng Hới)

Qua bảng 2.6 ta thấy số lượng và cơ cấu đối tượng được đào tạo không đồng đều qua các năm. Các chức danh chuyên môn được đào tạo chưa hợp lý. Bộ phận Chỉ huy trưởng quân sự được đào tạo tăng không đều qua các năm và đến năm 2018 chiếm tỷ trọng tương đối lớn (19,44%); riêng Tư pháp - Hộ tịch thì ngược lại, năm 2016 chiếm 13,95% nhưng đến năm 2019 chỉ còn 9,72%.

Như vậy, cơ cấu đối tượng được đào tạo qua các năm chưa được hợp lý, thời gian đến cần phải xác định đối tượng và cơ cấu đào tạo chính xác, phù hợp với yêu cầu của từng vị trí chức danh công việc và phù hợp với sự phát triển của từng địa phương.

Theo báo cáo của Phòng Nội vụ Thành phố cho thấy nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đối với công chức cấp phường (xã) ở các chức danh là rất lớn. Nhu cầu đào tạo về chuyên môn mới đáp ứng được bình quân 20% của 07 chức danh (tài chính-kế toán; tư pháp hộ tịch ; văn phòng -thống kê; văn hóa xã hội; địa chính xây dựng; trưởng công an; chỉ huy trưởng quân sự); 22% về trình độ Chính trị- lý luận hành chính; 18% về ngoại ngữ, tin học. Như vậy tính đến năm 2019 số công chức được đào tạo có tỷ lệ phần trăm còn tương

đối thấp. Mặc dù trong thời gian qua thành phố đã có sự quan tâm đầu tư rất nhiều cho công tác tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền ở cơ sở. Tuy nhiên, việc bố trí công chức tham gia các khóa đào tạo vẫn chưa đảm bảo so với nhu cầu đào tạo ở các địa phương, điều này dẫn đến nhiều vị trí công tác vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nguyên nhân của thực trạng này là do các địa phương vẫn chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo, lộ trình đào tạo cho đội ngũ công chức cấp phường (xã), việc xây dựng kế hoạch đào tạo hiện nay còn mang tính thụ động, rập khuôn theo trình tự quy định của nhà nước nên hiệu quả của công tác đào tạo vẫn chưa cao. Với kế hoạch đào tạo theo trình tự được qui định như trên thì các cơ quan chuyên môn ở địa phương phụ trách công tác tổ chức, nhân sự chỉ có thể tổng hợp, theo dõi thời gian học tập của công chức và phân bổ kinh phí đào tạo, kinh phí hỗ trợ hàng năm mà không thể can thiệp vào chương trình đào tạo. Để khắc phục những tồn tại trên và nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong thời gian đến thành phố cần phải xây dựng đề án mang tính riêng biệt về đào tạo nguồn nhân lực cho bộ máy chính quyền ở các phường (xã) trên cơ sở đó tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo và lộ trình thời gian đào tạo cụ thể để triển khai thực hiện đề án trên.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực cán bộ, CÔNG CHỨC cấp PHƯỜNG (xã) THÀNH PHỐ ĐỒNG hới (Trang 59 - 62)