6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện công tác xác định mục tiêu đào tạo
Như đã phân tích, với xu hướng mở cửa nền kinh tế và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt với thế giới bên ngoài, sự cạnh tranh diễn ra trên mọi lĩnh vực, do vậy đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng và luôn luôn được đào tạo phát triển. Thế nhưng trong chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực chúng ta chưa thực sự quan tâm đầy đủ và sâu rộng vấn đề này. Các cơ chế và chính sách chưa đủ để khuyến khích và thu hút người tham gia vào quá trình tự đào tạo. Con đường dẫn đến sự “tương thích” trong chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực với các yêu cầu cần có của nền kinh tế vẫn còn khá xa. Nói cách khác, chúng ta chưa gắn kết thường xuyên và chặt chẽ giữa các chương trình đào tạo với sử dụng. Những năm qua, công tác đào tạo phát triển công chức có nhiều đóng góp vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Hiện nay, công tác đào tạo đội ngũ công chức cấp phường (xã) được xác
định là đối tượng ưu tiên, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều thiếu sót, tồn tại cần giải quyết.
Thành phố Đồng Hới là đô thị loại 2 với nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trên địa bàn thành phố hiện có 03 trường Đại học, cao đẳng; 06 trường Trung cấp chuyên nghiệp và có khoảng 10 trung tâm dạy nghề. Đặc biệt có trường Đại học Quảng Bình, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật công-nông nghiệp, Trường trung cấp Luật và trường trung cấp chính trị Quảng Bình; đây là những cơ sở đào tạo có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, có trang thiết bị dạy và học hiện đại. Với hệ thống cơ sở đào tạo nêu trên là yếu tố thuận lợi giúp cho thành phố Đồng Hới đẩy nhanh tốc độ, mở rộng quy mô, tổ chức đào tạo cho công chức.
Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ công chức cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Bảng 3.1. Mục tiêu đào tạo, phát triển NNL tại TP Đồng Hới đến năm 2025
Chỉ tiêu NgườiNăm 2020Tỉ lệ NgườiNăm 2025Tỉ lệ
Tổng số lao động 205 100% 230 100%
Trên đại học, đại học 180 87,80 212 92,17
Cao đẳng 12 5,85 8 3,47
Trung cấp 13 6,34 10 4,34
Lý luận chính trị 200 97,56 225 97,82
Quản lý nhà nước 197 96,09 223 96,95
Trong thời gian đến từng địa phương cần gắn chiến lược phát triển kinh tế xã hội với chiến lược phát triển nguồn nhân lực để xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và 5 năm. Ngoài ra, phải ưu tiên xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho những công chức chuyên môn và những kiến thức về hội nhập kinh tế toàn cầu cho công chức quản lý.
Để công tác xây dựng kế hoạch đào tạo hoàn chỉnh và có thể thực hiện được thì phải xác định đúng nhu cầu và đúng đối tượng cần đào tạo.Các địa phương có thể xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng bộ phận chức danh theo bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo công chức chuyên môn
Số TT Họ và tên Chức vụ Bộ phận Nội dung Hình thức, phương pháp đào tạo Thời gian đào tạo Dự trù kinh phí 1 2 …
( Nguồn : nghiên cứu của tác giả )
3.2.2. Hoàn thiện xác định nhu cầu đào tạo
Việc phân tích nhu cầu đào tạo, nên tiến hành phân tích nhu cầu theo Hình sau: Quá trình Khởi sự: Kết quả thực tế < Kết quả mong muốn của đơn vị Nhu cầu ngoài đào tạo Nhu cầu đào tạo Phân tích nhân viên Kết quả thực hiện công việc thực tế
Nhận định sự chênh lệch về kết quả thực hiện công việc, và nguyên nhân gây ra Phân tích tổ chức Mục tiêu Nguồn lực Môi trường Phân tích công việc Kết quả mong muốn Đầu ra Đầu vào
Hình 3.1. Phân tích nhu cầu đào tạo
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả )
* Phân tích tổ chức bao gồm các nội dung như:
Thứ nhất: Cán bộ phân tích nhu cầu cần phân tích sứ mệnh và chiến lược của thành phố để thấy những ưu tiên nào dành cho đào tạo NNL;
Thứ hai: xem xét các nguồn lực, phân bổ một phần nguồn lực (nhân lực và kinh phí) đã dành cho hoạt động đào tạo;
Thứ ba: phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên trong UBND TP như: cơ cấu tổ chức, quản lý, hệ thống quản lý, nguồn nhân lực và xem nó có là nguyên nhân gây nên vấn đề về kết quả thực hiện công việc.
* Phân tích công việc: cần xem xét những nhiệm vụ cần thiết để thực hiện công việc và xác định những nhiệm vụ cần được thực hiện, mức độ công việc cần hoàn thành và những kiến thức, kỹ năng và thái độ nào cần thiết để
thực hiện công việc. Phân tích này giúp UBND có thể dự đoán được những khó khănđể khắc phục
Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo ở trên chúng ta cần phải chuyển nhu cầu đào tạo xác định bởi việc phân tích tổ chức, cá nhân và công việc thành các mục tiêu đo lường được.
Bảng 3.3. Chuyển đổi nhu cầu đào tạo thành mục tiêu đào tạo
Cấp độ đánh giá
nhu cầu đào tạo Nhu cầu đào tạo Mục tiêu đào tạo
Phân tích tổ chức
Đào tạo cần thiết ở đâu trong tổ chức?
Bộ phận cần đào tạo, cơ cấu học viên. Bộ phận nào thì đào tạo thành
công nhất?
Bộ phận nào được đào tạo trước tiên?
Khả năng trang trải của tổ
chức Thời gian đào tạo, loại
chương trình đào tạo. Thứ tự ưu tiên các chương
trình đào tạo
Phân tích công việc
Những phần việc không được thực hiện một cách chính xác, những kỹ năng, hành vi cần thiết
Những nhiệm vụ, phần việc mà đào tạo cần đạt được.
Phân tích nhân viên
Người cần thiết đào tạo Đối tượng đào tạo, số lượng học viên.
Những kỹ năng, kiến thức cụ thể cần đào tạo
Trình độ, kỹ năng sau khi đào tạo.
(Nguồn : Nghiên cứu của tác giả )
Lúc đó, việc xác định mục tiêu đào tạo là xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo như: những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo; trình độ kỹ năng có được sau khi đào tạo; số lượng và cơ cấu học viên; thời gian đào tạo. Các mục tiêu này càng cụ thể thì hiệu quả đào tạo càng cao.
những tiêu chuẩn để đánh giá các chương trình đào tạo. Những mục tiêu đào tạo là cơ sở cho UBND TP định hướng các vấn đề cụ thể về những nội dung cần tập trung vào. Và xác định rõ mục tiêu có thể làm cho chương trình đào tạo dễ thuyết phục hơn đối với CBCC.
3.2.3. Xác định đúng đối tượng cần đào tạo và thời gian đào tạo
Đối tượng đào tạo là những công chức đang công tác tại các phường (xã). Đặc biệt là công chức thuộc các bộ phận chuyên môn. Các bộ phận cần rà soát lại để xác định những công chức chuyên môn còn thiếu kiến thức, kỹ năng gì cần được bổ sung để đáp ứng yêu cầu mới trong công việc.
Việc xác định đối tượng đào tạo và thời gian đào tạo cụ thể đối với từng chức danh như sau:
- Đào tạo ngắn hạn thời gian 3 tháng
Đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng tập huấn ngắn ngày. Với loại hình đào tạo này áp dụng cho các bộ phận chức danh chuyên môn trực tiếp làm việc với người dân như Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội…về kỹ năng giao tiếp, về cách thức thực hiện các văn bản mới của cơ quan cấp trên; Bồi dưỡng cập nhật những kiến thức về đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bổ túc kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý Nhà nước, kỹ năng ứng xử và ra quyết định cho đội ngũ công chức chính quyền cơ sở.
- Đào tạo với thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm
Mục đích nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc làm tốt hơn công việc hiện tại về chuyên môn và khả năng tư duy.
Với loại hình đào tạo này áp dụng cho các ngành nghề như Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán, Địa chính - Xây dựng, Tư pháp - Hộ tích…
tại bộ phận Văn phòng - Thống kê, Tư pháp – Hộ tịch; bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư lưu trữ, xử lý công văn giấy tờ; bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên…
- Đào tạo với thời gian trên 1 năm
Căn cứ nhu cầu đối với từng vị trí chức danh cần được đào tạo mới, đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo để nâng cao trình độ. Đào tạo trong nước và nước ngoài.
Có thể áp dụng cho các ngành nghề như đào tạo cho công chức có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học; đào tạo trung cấp chính trị - hành chính, cáo cấp chính trị,…
Trên cơ sở phân tích nhu cầu đào tạo, dự báo nhu cầu về đào tạo ta có thể lập kế hoạch đào tạo cho công chức theo thời gian năm 2020 đến 2025.
Bảng 3.4. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2020 - 2025
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Thời gian
Số
người Địa điểm
Dưới 3 tháng Kỹ năng giao tiếp, tổ
chức điều hành công sở
10 ngày 110 Phòng Nội vụ Tp. Đồng Hới Đồng Hới phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Bồi dưỡng nghiệp vụ
cho công chức chuyên môn
15 ngày 95 Phòng Nội vụ Tp. Đồng Hới phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh
Kỹ năng giao quyền và tạo động lực làm việc hiệu quả
15 ngày 50 Phòng Nội vụ Tp. Đồng Hới phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh
Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin và soạn thảo văn bản
30 ngày 40 Phòng Nội vụ Tp. Đồng Hới phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh
Tổng 295
Từ 3 tháng đến 1 năm Bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước ngạch
03 tháng 21 Tại trường Chính trị tỉnh Quảng Bình
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Thời gian
Số
người Địa điểm
chuyên viên và chuyên viên chính
Đào tạo tin học 03 tháng 129 Tại các Trung tâm đào tạo Đào tạo ngoại ngữ
(Anh văn)
06 tháng 103 Tại các Trung tâm đào tạo
Tổng 243
Trên 1 năm Đào tạo Trung cấp lý
luận Chính trị - Hành chính
18 tháng 91 Tại trường Chính trị tỉnh Quảng Bình
Đào tạo nâng cao trình độ lên đại học
24 tháng 79 Tại các trường Đại học trong nước
Đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị
24 tháng 32 Tại Học viện Chính trị quốc gia Khu vực III Đà Nẵng
Tổng 202
(Nguồn: Điều tra, khảo sát của Phòng Nội vụ Tp. Đồng Hới năm 2018)