6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
3.2.6. Chuẩn bị kinh phí đào tạo tối ưu
Kinh phí là điều kiện quan trọng, là giải pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Trong những năm qua, thành phố đặc biệt quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo đội ngũ công chức; tuy nhiên, so với yêu cầu thì còn nhiều hạn chế. Thực tế kinh phí phân bổ cho hoạt động đào tạo, công chức hàng năm chỉ mới đáp ứng 50% nhu cầu. Do vậy, cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa kinh phí để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ công chức.
Đảng bộ và các cấp chính quyền thành phố phải nhận thấy việc tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo công chức cấp phường (xã) là một nhiệm vụ cần thiết, cần có các chế độ chính sách đột phá cho hoạt động đào tạo, đặc biệt là đào tạo bồi dưỡng nhân tài. Điều chỉnh bổ cung kịp thời chế độ quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế. Phải tạo điều kiện bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động sau:
- Nghiên cứu, biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với các chức danh chuyên môn của cấp phường (xã) sao cho thiết thực và hiệu quả nhất trong từng giai đoạn phát triển chung của xã hội.
- Bố trí đủ kinh phí để thực hiện có hiệu quả các chế độ đào tạo theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho các cơ sở đào tạo nhằm tạo điều kiện cho việc dạy và học của công chức ngày càng được tốt hơn.
- Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp phường (xã).
Căn cứ theo những quy định về công tác đào tạo công chức do chính phủ ban hành và căn cứ vào kế hoạch đào tạo của địa phương, ta có thể xác định ngân sách để thực hiện chương trình đào tạo như sau:
a. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo
Theo quy định của Chính phủ thì các đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo bao gồm:
- Cán bộ chuyên trách, công chức cấp phường (xã);
- Cán bộ không chuyên trách nằm trong quy hoạch nguồn cán bộ chuyên trách cấp phường (xã) được cơ quan có thẩm quyền quyết định cử đi học:
+ Lý luận chính trị trình độ trung cấp, cao cấp, cử nhân.
+ Chuyên môn trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học (trừ đi học bằng thứ 2 cùng trình độ hoặc học hệ đào tạo từ xa).
b. Mức hỗ trợ
Về ngân sách đào tạo, nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho cán bộ, công chức tham gia chương trình đào tạo. Theo đó, mức hỗ trợ đào tạo của Nhà nước bao gồm các khoản sau:
- Trợ cấp đi học: Cán bộ, công chức đi học chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị từ chương trình trung học, cao đẳng, đại học được trợ cấp 300.000 đồng/người/tháng học trong tỉnh, 500.000 đồng/người/tháng học ngoài tỉnh. Ngoài ra, cán bộ không chuyên trách phường (xã) còn được trợ cấp thêm 150.000 đồng/người/tháng; cán bộ công chức là nữ được trợ cấp thêm 75.000 đồng/người/tháng; cán bộ công chức là nữ đang nuôi con nhỏ
dưới 36 tháng tuổi được trợ cấp thêm 150.000 đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ theo thực tế cán bộ công chức học tập trung tại cơ sở đào tạo.
- Hỗ trợ tiền học phí, tài liệu và tàu xe: Cán bộ, công chức được cử đi học được thanh toán tiền học phí, tài liệu, tàu xe theo quy định hiện hành của Nhà nước.
c. Xác định ngân sách cho đào tạo
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của địa phương, căn cứ vào các quy định của Nhà nước về đối tượng được hỗ trợ và mức kinh phí hỗ trợ để xác định ngân sách đào tạo như sau:
- Học phí và tài liệu: Mức học phí và tài liệu trung bình đối với các trường đại học công lập hiện nay là: 4.000.000 đồng/năm học.
- Thời gian tập trung học tập/năm: 10 tháng.
- Mức hỗ trợ của Nhà nước cho mỗi công chức học tập trong thời gian 1 năm như sau:
+ Trợ cấp đi học:
Đi học trong tỉnh (Thời gian tập trung học tập/năm) x (300.000 đồng/người/tháng) = (10 x 300.000) = 3.000.000 đồng/người/năm. Đi học ngoài tỉnh (Thời gian tập trung học tập/năm) x (500.000 đồng/người/tháng) = (10 x 500.000) = 5.000.000 đồng/người/năm.
+ Hỗ trợ học phí và tài liệu: 4.000.000 đồng/người/năm
+ Hỗ trợ khác: Hỗ trợ này chỉ tính riêng cho cán bộ công chức là nữ được trợ cấp thêm 75.000 đồng/người/tháng x 10 tháng = 750.000đồng/người/năm và cán bộ công chức là nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được trợ cấp thêm 150.000 đồng/người/tháng x 10 tháng = 1.500.000 đồng/người/năm.
Như vậy với những quy định trên trong thời gian tới cần quan tâm hơn nữa việc đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo cán bộ, công chức đảm bảo sử
dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng.