6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đồng Hớ
Hới trong thời gian đến
Phấn đấu đến năm 2030, Đồng Hới trở thành một thành phố Du lịch, thương mại, công nghiệp, hiện đại, có môi trường trong lành, đời sống văn hóa cao; một trong những thành phố thân thiện, an bình và là một trong những đô thị lớn của cả nước.
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đô thị, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại đi đôi với nâng cao năng lực quản lý đô thị theo hướng thành phố du lịch, thương mại, công nghiệp, văn minh, hiện đại.
Nâng cao hiệu quả các thành phần kinh tế, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Đẩy mạnh cải cách hành chính; Nâng cao năng lực trong điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước, đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của hệ thống chính trị các cấp. Kiện toàn bộ máy các cơ quan chính quyền thật tinh gọn, điều hành thống nhất và có hiệu quả; tập trung củng cố chính quyền cấp
cơ sở vững mạnh.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, đẩy nhanh việc sắp xếp đổi mới quản lý và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn, để doanh nghiệp Nhà nước giữ vị trí then chốt ở một số ngành có tính chất quan trọng như thông tin liên lạc, điện, nước, dịch vụ hàng không…
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển sử dụng và thu hút nhân tài. Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ mới và ứng dụng những thành tựu đã đạt được. Phát huy truyền thống văn hóa, sự cần cù của nhân dân thành phố Đồng Hới, hòa nhập với các thành phố khác của cả nước và khu vực.
Phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn kết với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
3.1.3.Khắc phục những hạn chế của công tác đào tạo công chức chuyên môn cấp phường (xã) tại thành phố Đồng Hới
Chú trọng đến công tác đào tạo công chức cấp phường (xã). Kết quả của công tác đào tạo đem lại rất đáng kể, đội ngũ công chức cấp phường (xã) ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, hiệu quả hoạt động của các địa phương đã được nâng lên, nguồn nhân lực ở cơ sở trở thành động lực góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và toàn thành phố Đồng Hới.
Trong thời gian đến cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo công chức chuyên môn tại Thành phố đồng Hới với những nội dung sau:
đúng và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng cũng như nội dung của chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp phường (xã). Mổi địa phương đơn vị xây dựng cho đơn vị mình một đề án, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cụ thể để triển khai thực hiện.
-Thực hiện đầy đủ các nội dung và yêu cầu của công tác đào tạo đối với công chức chuyên môn
Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn, quy định cụ thể đối tượng nào thì bắt buộc phải học đại học chính qui, đối tượng nào học tại chức và từ xa. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả sau khi tốt nghiệp. Hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện về thời gian cho công chức tham gia bồi dưởng, đào tạo.
-Phối kết hợp chặt chẻ giữa cơ quan chức năng thành phố với hệ thống cơ sở đào tạo
Các cơ quan chức năng của thành phố tiếp tục thực hiện một số khâu đối với công chức là ra quyết định, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian cho công chức đi học và có liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưởng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, kỉ năng, kinh nghiệm công tác… Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, phường (xã) của thành phố để triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, đảm bảo chất lượng trong công tác đào tạo.
-Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới nội dung, chương trình, nội dung đào tạo phù hợp
Nâng cao năng lực của đội ngủ giáo viên, nhất là về kiến thức, kinh nghiệm quản lý nhà nước và phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó cần coi trọng đội ngũ giảng viên kiêm chức , đảm bảo biên chế cho các trường đào tạo. Bên cạnh đó, cần phải đổi mới chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với từng chức danh chuyên môn, phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, phù hợp với mục đích yêu cầu của tổ chức đưa đi đào tạo.
Quan tâm chính sách đối với giáo viên, đặc biệt là đối với chính sách tiền lương, chính sách về nhà ở cho giáo viên.Đồng thời xây dựng chương trình, nội dung đào tạo cho công chức phải phù hợp với từng chức danh chuyên môn, xác với tình hình thực tế.
-Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ
Xác định công tác quy hoạch cán bộ là việc làm thường xuyên, phổ biến và rất quan trọng trong công tác quản lý cán bộ, công chức Nhà nước. Nâng cao nhận thức và từng bước đổi mới trong công tác quy hoạch cán bộ, tạo chuyển biến quan trọng trong việc thực hiện tạo nguồn, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí sử dụng cán bộ đồng thời với việc thực hiện chính sách cán bộ. Các địa phương cần tích cực, chủ động cử công chức đi đào tạo để thay thế lớp công chức cao tuổi, thực hiện một bước trẻ hóa đội ngũ công chức hành chính cấp phường (xã).
-Ưu tiên bố trí, đãi ngộ công chức sau đào tạo hợp lý
Việc bố trí, đãi ngộ công chức sau khi hoàn thành chương trình đào tạo một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo. Công chức được bố trí, phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn, sở trường sẽ giúp phát huy được khả năng của người lao động, tạo tâm lý tích cực trong công việc, giúp cho mọi vị trí công tác đều hoạt động trôi chảy, linh hoạt, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Do đó trong thời gian đến khi tiến hành đào tạo các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, phù hợp với quy hoạch cán bộ ở địa phương; đồng thời tiến hành rà soát, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ công chức cho hợp lý .
3.1.4. Một số quan điểm, nguyên tắc khi đào tạo công chức chuyênmôn cấp phường (xã)