6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.3.1. Nhân tố môi trường đào tạo
Toàn cầu hóa và hội nhập đang là xu thế khách quan tác động đến tất cả các nước và mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Sự cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt không những trong lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ…mà còn trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức; trong đó giáo dục, đào tạo là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ; đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực của các thế hệ hiện nay và tương lai.
Trước tình hình đó, đòi hỏi công tác đào tạo phải chuyển biến một cách mạnh mẽ cả về nhận thức và tổ chức, thực hiện; tạo môi trường thông thoáng để các cơ sở đào tạo tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng nâng cao chất lượng các dịch vụ đào tạo nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn nhân lực có
chất lượng cao cho yêu cầu hội nhập quốc tế.
Bên ngoài tổ chức luôn tồn tại một lực lượng lao động đông đảo, trong đó có cả những người có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, nếu không muốn bị sa thải thì người lao động trong tổ chức phải luôn cố gắng tham gia đào tạo để trang bị thêm cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc của mình. Điều này cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình đào tạo nguồn nhân lực của tổ chức.